CFTC là gì? Sàn giao dịch có giấy phép từ CFTC có uy tín?
Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  
Thẻ gắn: cftc là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-5-30
Không còn hoàn toàn tự do và không bị kiểm soát, các quốc gia cùng một số tổ chức trên thế giới đã quản lý cũng như có tác động đến hoạt động của thị trường crypto, forex, hàng hoá tương lai cũng như một số doanh nghiệp trong thị trường này. Một trong số những tổ chức quan trọng được đề cập ở đây chính là CFTC. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay xem CFTC là gì, tổ chức này có vai trò như thế nào và tác động ra sao tới thị trường và hoạt động giao dịch hay những sàn có giấy phép từ CFTC có đảm bảo uy tín hay không?
CFTC là gì?
CFTC là viết tắt của Commodity Futures Trading Commission (Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa tương lai) là tên một cơ quan liên bang độc lập quản lý các thị trường giao dịch phái sinh ở Hoa Kỳ. Thị trường giao dịch phái sinh ở đây bao gồm Futures (hợp đồng tương lai), Option (quyền chọn), Swap (giao dịch hoán đổi) cũng như các thị trường phi tập trung.
Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa tương lai chính thức thành lập vào năm 1974 và bắt đầu quản lý thị trường phái sinh vào năm 1975. Cơ quan này được thành lập với mục tiêu tạo ra một thị trường tài chính cạnh tranh minh bạch, ổn định, bảo vệ quyền lợi của cá nhà giao dịch cũng như nền tài chính, kinh tế Hoa Kỳ. CFTC trực thuộc Chính phủ Mỹ, được thành lập theo đạo luật Commodity Futures Trading Commission Act (Đạo luật Quản lý Giao dịch Hợp đồng Tương lai và Quyền chọn).
Vai trò của CFTC
Vậy chính xác nhiệm vụ của CFTC là gì? Nói một cách tổng quát, vai trò của CFTC là đảm bảo hoạt động của thị trường phái sinh minh bạch, toàn vẹn thông qua những quy định, biện pháp trừng phạt đối với các thành phần trong thị trường vi phạm quy tắc, quy định. Giá trị cốt lõi của Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá tương lai đó là cam kết nỗ lực - tư duy cầu tiến - làm việc nhóm và minh bạch, rõ ràng.
Cụ thể hơn, CFTC đang nắm giữ những trách nhiệm, nhiệm vụ chính bao gồm:
- Giám sát, quản lý các sàn giao dịch hàng hóa tương lai
- Đảm bảo các nhà đầu tư trong thị trường tuân thủ các quy định về giao dịch phái sinh
- Thực thi các biện pháp trừng phạt với những hành vi vi phạm, gian lận
- Cung cấp thông tin ra công chúng các thông tin liên quan đến thị trường giao dịch phái sinh đặc biệt là giao dịch hàng hóa tương lai.
- Thúc đẩy các chính sách, quy định được đề xuất để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các nhà giao dịch trong thị trường
Hệ thống quản lý CFTC
Hệ thống CFTC bao gồm Chủ tịch, Uỷ viên và 14 văn phòng chức năng. Đứng đầu Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa tương lai là Chủ tịch được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm cùng sự đồng thuận của Thượng viện. Nhóm điều hay hay Hội đồng là nơi đưa ra quyết định chính của CFTC, cũng được bổ nhiệm bởi Tổng thống và được Thượng viện xác nhận. Cuối cùng 14 văn phòng chức năng được chia thành các phòng đó là: Phòng Tài chính, Phòng Pháp lý Tuân thủ, Phòng Giám sát, Kiểm soát và Phòng Quan hệ Công chúng.
Ngoài ra CFTC cũng thành lập một quỹ phúc lợi được tài trợ bởi chính Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa tương lai và trích phần phí thu được từ các nhà giao dịch nhằm hỗ trợ những nhà giao dịch là nạn nhân của các hoạt động phi pháp, lừa đảo trên thị trường phái sinh và hàng hóa tương lai.
Ảnh hưởng của CFTC đến thị trường giao dịch
Khi đọc đến phần định nghĩa CFTC là gì cũng như về nhiệm vụ vai trò của cơ quan này phần nào bạn cũng có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của CFTC đến thị trường giao dịch. Nếu như SEC (Uỷ ban Chứng khoán Mỹ) điều chỉnh những hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán thì CFTC điều chỉnh hoạt động của thị trường phái sinh. Bản thân các sàn giao dịch cũng như các nhà giao dịch, nhà đầu tư trên thị trường đều phải thực hiện theo quy định được đặt ra bởi CFTC.
CFTC là một mắt xích quan trọng trong quá trình điều tiết hoạt động của thị trường tài chính. Không chỉ dừng lại ở vai trò quản lý những sản phẩm liên quan đến phái sinh, hợp đồng tương lai mà nó cũng là phần quan trọng quyết định đến sự thay đổi thị trường này phù hợp với những thay đổi công nghệ hóa trên toàn cầu cũng như các thị trường khác.
Giấy phép CFTC là gì?
Bất kỳ sàn giao dịch, tổ chức trung gian Hoa Kỳ có cung cấp giao dịch phái sinh hay giao dịch hàng hóa tương lai đều cần được cấp phép và chịu sự quản lý bởi Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai CFTC. Giấy phép từ CFTC nhằm đảm bảo mọi broker, sàn giao dịch đều hoạt động minh bạch, tránh các hành vi gian lận, thao túng thị trường. Đồng thời điều này cũng đảm bảo lợi ích của chính các nhà đầu tư.
Sàn giao dịch forex có giấy phép từ CFTC có thực sự uy tín?
Các sàn giao dịch trên thị trường hiện nay hầu hết đều cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ trong đó có thể bao gồm cả giao dịch hàng hóa tương lai. Điều này lý giải vì sao có những sàn forex được CFTC và cũng có sàn không được cấp phép bởi Cơ quan này.
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường “khó tính" với nhiều quy định, luật lệ kiểm soát giao dịch trong thị trường tài chính. Chính bởi vậy có được giấy phép từ CFTC, sàn cũng phải trải qua nhiều đánh giá, kiểm định và được đánh giá định kỳ để đảm bảo sàn hoạt động đúng theo những quy định được Uỷ ban đặt ra.