Chỉ báo Stochastic là gì? Các hệ thống giao dịch Stochastic

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  

Thẻ gắn: chỉ báo stochastic  

Thời gian đăng bài: 2024-10-11

Thêm một chỉ báo nhận diện vùng quá mua quá bán sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong bài viết hôm nay chính là chỉ báo Stochastic. Vậy Stochastic là gì, chỉ báo này được hiển thị như thế nào trên biểu đồ, chỉ báo Stochastic cho người dùng biết những điều gì và cuối cùng, các nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo này như thế nào để có thể giao dịch hiệu quả nhất?

Chỉ báo Stochastic là gì?

Chỉ báo Stochastic là một chỉ báo kỹ thuật thuộc nhóm chỉ báo động lượng đo lường mức giá đóng cửa của tài sản với một khoảng giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định, thông thường là 14 giai đoạn tuỳ thuộc vào khung thời gian mà nhà giao dịch lựa chọn. Chỉ báo Stochastic được tiến sĩ George C. Lane giới thiệu tới cộng đồng cuối những năm 1950. Nó được sử dụng chủ yếu trong thị trường forex, giao dịch chứng khoán và chỉ số.

Chỉ báo kỹ thuật này có thể đo được xung lượng hay còn được biết đến là tốc độ thay đổi của giá tài sản so với mức giá trên thực tế. Nhờ vậy mà ngoài khả năng báo hiệu quá mua quá bán tương tự như chỉ báo RSI, các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng Stochastic như một tín hiệu chuyển động tiếp theo của thị trường.

Thành phần cấu tạo Stochastic

Chỉ báo Stochastic được cấu tạo bởi hai đường dao động được kí hiệu là %K và %D. Cụ thể:

  • Đường màu xanh thường là đường %K, biểu thị đo lường giá đóng cửa kỳ trước với mức giá thấp nhất trong giai đoạn xem xét chia cho chênh lệch giá cao nhất và thấp nhất trong kỳ xem xét.
  • Đường màu cam thường là đường %D, giá trị trung bình động của đường SMA 3 chu kỳ của đường %K. Vậy nên đường này thường sẽ có độ trễ nhất định so với %K.

Công thức tính và ý nghĩa chỉ báo Stochastic

Chỉ số Stochastic sẽ được tính toán theo công thức:

Chỉ báo Stochastic là gì

Trong đó:

  • C: Ký hiệu của mức giá đóng cửa hiện tại
  • L14: Low 14 tức giá thấp nhất trong 14 phiên giao dịch gần nhất
  • H14: High 14 hay mức giá cao nhất trong 14 phiên gần nhất

Giá tài sản thường sẽ không biến động theo đường thẳng, mà sẽ chuyển động theo dạng hình sóng, lên xuống liên tục. Chỉ báo này sẽ dao động trong khoảng từ 0 tới 100. Khi Stochastic ở mức cao, có thể hiểu là giá tài sản đóng cửa gần mức cao nhất của phạm vi 14 chu kỳ.

Ngược lại, chỉ báo cho thấy giá đóng cửa gần mức đáy của 14 chu kỳ gần nhất. Khi dao động từ 80 xuống dưới 50, điều này cho thấy giá thị trường đang giảm xuống và khi từ 20 đến trên 50, giá thị trường đang tăng lên.

Hướng dẫn cài đặt Stochastic trên biểu đồ

Hầu hết các nền tảng giao dịch đều đã tích hợp sẵn chỉ báo Stochastic trên biểu đồ giao dịch. Nếu trong nền tảng MT4 hoặc MT5 không tìm thấy chỉ báo, bạn có thể cài đặt nó theo hướng dẫn sau:

  • Đăng nhập vào nền tảng
  • Chọn mục “Insert” trên nhóm thanh công cụ phía trên, chọn “Indicators”, bấm “Oscillator” và chọn “Stochastic Oscillator”
  • Cài đặt các thông số, màu sắc hiển thị trong biểu đồ. Trong đó bạn có thể tuỳ chọn chu kỳ cho đường %K và %D thay vì mức mặc định là 14 và chọn chu kỳ SMA mà bạn muốn sử dụng.

Ngoài ra các nhà giao dịch cũng có thể tuỳ chỉnh màu sắc, độ dày mỏng của đường Stochastic hiển thị trên biểu đồ.

Hướng dẫn cài đặt Stochastic trong MT4

Hệ thống giao dịch hiệu quả với chỉ báo Stochastic

Thông thường, nếu sử dụng đơn lẻ, chỉ báo Stochastic khó có thể có được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, nó thường được kết hợp với các công cụ hoặc chỉ báo khác để tạo nên một hệ thống giao dịch hiệu quả hơn:

  1. Kết hợp Stochastic với chỉ báo kỹ thuật: Một số chỉ báo thường được sử dụng kết hợp với Stochastic đó là Bollinger Bands và RSI. Trong đó thì cả RSI và Stochastic đều thuộc nhóm chỉ báo kỹ thuật động lượng, việc kết hợp cả hai chỉ báo sẽ đưa đến nhận định chính xác hơn về vùng quá mua quá bán. Đối với Bollinger Bands thì chỉ báo này như một công cụ giúp các nhà giao dịch xác định mức cản quan trọng chính xác hơn và kết hợp với Stochastic như một bộ lọc tín hiệu thị trường.
  2. Tín hiệu phân kỳ: Phân kỳ tăng giá xuất hiện khi giá thị trường giảm xuống nhưng chỉ báo lại biến động tăng lên, điều này báo hiệu rằng đà giảm đang chậm dần, báo hiệu giá thị trường chuẩn bị đảo chiều tăng giá. Ngược lại, phân kỳ giảm giá cho thấy xu hướng tăng trong thị trường đang chậm lại và có tín hiệu đảo chiều giảm giá.
  3. Giao dịch Stochastic và mô hình nến: Hệ thống giao dịch cuối cùng đó là kết hợp Stochastic với các mô hình nến đảo chiều. Đây được coi là một hệ thống giao dịch hiệu quả và có xác suất thành công cao. Các nhà giao dịch thường sẽ thực hiện theo các quy tắc đó là:
    • Xác định xu hướng thị trường
    • Xác định vùng quá mua quá bán từ chỉ báo Stochastic
    • Tìm kiếm các mô hình nến đảo chiều phổ biến như Morning Star, nến búa, nến Engulfing,…

Mặc dù hiệu quả nhưng các nhà giao dịch cũng cần chú ý khi cài đặt khung thời gian. Thông thường, để đưa đến tín hiệu chính xác, các nhà giao dịch nên ở các khung cao, các khung thời gian thấp thường dễ mắc phải tín hiệu giả hoặc các tín hiệu nhiễu gây sự nhầm lẫn cho các nhà giao dịch.