Chỉ số DXY là gì? Ảnh hưởng của DXY đến thị trường tài chính
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Forex  
Thẻ gắn: chỉ số dxy là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-1-12
USD vẫn là một trong những đồng tiền tệ quan trọng trong các hoạt động sản xuất, giao dịch trên toàn thế giới. Và thị trường đầu tư cũng không ngoại lệ, sự biến động của đồng USD cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Nếu tham gia đầu tư, bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới chỉ số DXY. Vậy thì chỉ số DXY là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tài chính và cần sử dụng chỉ số này như thế nào để mang lại hiệu quả cho giao dịch?
Chỉ số DXY là gì? Lịch sử hình thành DXY
DXY hay USDX là chỉ số Đô la Mỹ đo lường sức mạnh của USD so với rổ tiền tệ được sử dụng bởi các đối tác thương mại của Mỹ. Rổ tiền tệ này bao gồm sáu đồng tiền tệ: EUR (Liên minh châu Âu), JPY (Nhật Bản), GBP (Anh), CAD (Canada) CHF (Thuỵ Sĩ) và SEK (Thuỵ Điển).
Giá của chỉ số DXY thời điểm bắt đầu là 100.000 và đồng EUR chiếm tỉ trọng cao nhất của rổ tiền tệ với 57.6%. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED vào năm 1973 đã thiết lập và giới thiệu chỉ số DXY nhằm theo dõi sự biến động giá trị của đồng USD.
Sự kiện này xảy ra ngay sau khi Tổng thống Richard Nixon giải thể Hiệp định Bretton Woods hay nói cách khác là huỷ bỏ chế độ bản vị vàng. Từ 1985 đến nay, chỉ số DXY được tính toán và duy trì bởi Intercontinental Exchange (ICE) - Sàn giao dịch liên lục địa. Ban đầu rổ tiền tệ bao gồm tới 10 đồng tiền tệ và đến năm 1999 đã có sự điều chỉnh về số lượng tiền tệ cùng công thức tính chỉ số này sau khi đồng euro ra đời.
Chỉ số US Dollar Index DXY bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Bạn đã cơ bản nắm được chỉ số DXY là gì, nhưng để hiểu được chỉ số này thì không chỉ đơn giản là đọc khái niệm hay lịch sử hình thành chỉ số ấy. Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yếu tố có thể tác động lên giá trị của chỉ số US Dollar Index. Về cơ bản, dưới đây là những yếu tố chính có ảnh hưởng lên chỉ số này:
- Cung và cầu của đồng USD cũng như sáu đồng tiền trong rổ tiền tệ.
- Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia đặc biệt là các thay đổi liên quan đến lãi suất được quyết định bởi các Ngân hàng trung ương.
- Một số chỉ số khác trong nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát, các biến động trong nền kinh tế, xếp hạng tín dụng,…
Tác động của chỉ số DXY lên thị trường tài chính
Phần trên là một chiều của mũi tên, cho thấy sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế tới chỉ số DXY, và trong phần này, chúng ta sẽ xem xét chiều ngược lại, tác động đến thị trường tài chính:
- Thị trường tài chính quốc tế: Bao gồm cả thị trường chứng khoán, vàng, forex hay crypto. Trong đó BTC và đồng USD được đánh giá là có mối tương quan nghịch, tức là khi BTC tăng thì USD giảm và ngược lại.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam: Không chỉ thị trường chứng khoán mà biến động USD cũng có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế trong nước. Các hoạt động giao dịch, buôn bán quốc tế hầu hết đều sử dụng đồng USD. Chính vì thế nên khi đồng tiền này tăng hay giảm thì đều sẽ có những nhóm ngành hưởng lợi và đồng thời cũng có nhóm ngành khác gặp bất lợi.
Sử dụng chỉ số DXY sao cho hiệu quả?
Chúng ta biết được nó có tác động ra sao tới thị trường, nhưng lại không biết làm thế nào để sử dụng chỉ số này để hỗ trợ cho giao dịch và đầu tư của mình. Hãy tiếp tục tìm hiểu điều này trong hai phần cuối của bài viết.
Cách xem và đọc hiểu chỉ số US Dollar Index
Vì là một trong những chỉ số quan trọng nhất trên thế giới nên bạn có thể dễ dàng xem và cập nhật chỉ số này trên hầu hết các nền tảng giá, biểu đồ trực tuyến hoặc các trang web chuyên về chứng khoán, giao dịch. Chỉ số DXY được tính 24/5 tức 5 ngày trên tuần và 24 giờ mỗi ngày.
Mức giá cơ sở 100 sẽ là mức giá trị cơ bản để bạn so sánh khi đọc chỉ số US Dollar Index xem liệu nó đang phản ánh tăng hay giảm. Hãy cùng đến với một ví dụ để hiểu hơn. Giả sử chỉ số DXY đang có giá trị là 102.865 USD tức là chỉ số này đã tăng 2.758% so với ban đầu hay nếu ở mức 90.805 thì nghĩa là nó đã giảm gần 10% so với ban đầu.
Chiến lược giao dịch cùng DXY
Chỉ số DXY thường được dùng để cung cấp các tín hiệu giao dịch forex khi thị trường không chỉ ra một xu hướng rõ ràng, đặc biệt là khi bạn giao dịch cặp tiền có đồng USD. Lúc này bạn cũng cần xem xét xem đồng USD đó là đồng yết giá hay định giá trong cặp giao dịch. Nếu định giá, cặp tiền có chứa USD sẽ có thể biến động ngược với biến động chỉ số DXY và ngược lại khi đồng đô la Mỹ là đồng định giá. Đối với thị trường chứng khoán, ở đây chúng ta sẽ tập trung vào chứng khoán Việt Nam.
Áp lực về tỷ giá có thể tác động tới dòng tiền nước ngoài sẽ rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Và khi Ngân hàng Nhà nước có những động thái làm dịu áp lực này có thể sẽ tác động khiến chỉ số VNI tiếp tục nhịp giảm, gây áp lực đến tâm lý thị trường. Và thị trường crypto, mối tương quan giữa BTC và USD chúng ta đã đề cập trong phần trên. BTC vẫn là đồng coin chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường, bởi vậy khi xây dựng chiến lược giao dịch cũng sẽ cần quan tâm tới biến động giá của đồng coin này. Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn chỉ số DXY là gì, cách đọc hiểu chỉ số và tổng quát chiến lược mà bạn có thể cân nhắc khi xây dựng chiến lược của riêng mình.