Công nghệ blockchain là gì? Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong thực tế
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  
Thẻ gắn: công nghệ blockchain là gì  
Thời gian đăng bài: 2023-8-1
Blockchain được cho là đã hình thành từ những năm 90, tuy nhiên thuật ngữ này mới trở nên phổ biến với cộng đồng thời gian gần đây. Đồng thời, với tốc độ phát triển nhanh chóng, chúng đã được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực hơn. Để hiểu hơn công nghệ blockchain là gì cũng như ứng dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong các phần dưới đây của bài viết hôm nay.
Giới thiệu về blockchain
Blockchain được quảng bá là có thể nâng cao tính bảo mật trong giao dịch tài chính, lưu trữ dữ liệu. Chúng ta thường tin vào điều đó mà không thật sự hiểu được công nghệ blockchain là gì hay cả cách chúng hoạt động để có thể làm được điều đó như thế nào? Đồng thời, cũng còn nhiều người còn ngờ vực chúng có thực sự an toàn và bảo mật hơn như những gì mà truyền thông quảng bá hay không.
Công nghệ blockchain là gì?
Về cơ bản thì blockchain hay còn được gọi là chuỗi khối cũng là một loại sổ cái phiên bản kỹ thuật số. Trong đó, nó lưu lại các thông tin, dữ liệu và phân phối những dữ liệu này cho toàn bộ mạng lưới các máy tính trong blockchain. Mỗi block trong mạng blockchain lưu trữ một lượng giao dịch nhất định, mỗi giao dịch được ghi lại bằng “immutable cryptographic signature” (chữ ký số bất biến) hay còn được gọi bằng cái tên ngắn gọn hơn “hàm băm". Với những thợ đào trong thị trường crypto thì chắc hẳn thuật ngữ này rất quen thuộc.
Công nghệ chuỗi khối cho phép dữ liệu, thông tin được lưu trữ, ghi lại vĩnh viễn không thể thay đổi. Được cho là đã xuất hiện cách đây hàng chục năm nhưng phải cho đến khi Bitcoin bắt đầu nổi lên, tài chính phi tập trung trở nên phổ biến hơn thì thuật ngữ công nghệ blockchain là gì được nhiều người tìm hiểu cũng như thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.
Đặc điểm của công nghệ chuỗi khối
Ba đặc điểm, thuộc tính sau đã làm nên sự đặc trưng của công nghệ blockchain. Cụ thể:
- Bảo mật mã hoá: Để có thể truy cập vào dữ liệu lưu trên mạng, người dùng sẽ cần hai loại khoá được mã hoá bao gồm khoá công khai và cá nhân.
- Bất biến: Không có người tham gia hoặc người dùng nào có thể can thiệp vào mạng lưới để sửa đổi các dữ liệu, thông tin giao dịch đã được ghi vào khối trên mạng chung.
- Ẩn danh: Để công nghệ có thể mang lại sự riêng tư hơn thì không thể bỏ qua tính năng ẩn danh người dùng của công nghệ chuỗi khối. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có thể bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động của tội phạm rửa tiền.
Phân loại hệ thống blockchain
Sau khi đã có được cái nhìn tổng quan hơn về công nghệ blockchain, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem trong thị trường có mấy loại blockchain đang được xây dựng? Hệ thống mạng lưới blockchain được chia ra thành hai loại chính đó là:
- Công khai: Còn được gọi là Public blockchain, bất cứ ai cũng có thể đọc cũng như ghi dữ liệu lên mạng lưới chuỗi khối. Một số public blockchain nổi tiếng và phổ biến hàng đầu thị trường đó là Ethereum hay Bitcoin,…
- Riêng tư: Mạng lưới blockchain này vẫn là mạng lưới ngang hàng phi tập trung. Tuy nhiên, sẽ có một tổ chức kiểm soát quyền tham gia, ghi dữ liệu lên trên mạng lưới tức sổ cái chung. Ngoài ra, với những private blockchain, các dự án thường thiết lập thêm một nhánh “permissioned blockchain” (tạm dịch: chuỗi khối được cấp phép) vẫn có những đặc điểm của blockchain riêng tư và bổ sung thêm một vài tính năng nhất định. Các tính năng này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các dự án khác nhau.
Ứng dụng công nghệ blockchain trong đời sống
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được ứng dụng công nghệ blockchain rõ nhất trong thị trường tiền điện tử crypto. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, chúng đã được sử dụng cả ở những ngành khác. Ngay cả một số ông lớn như Walmart, Unilever hay Pfizer cũng không đứng ngoài thử nghiệm này. Công nghệ blockchain làm rất tốt vai trò truy xuất, theo dõi lộ trình hàng hoá, thực phẩm cũng như công nghệ của chúng. Chính bởi vậy mà nó đã được IBM Food Trust - mạng lưới kết nối các kênh cung cấp phân phối với các kênh bán lẻ với nhau đã ứng dụng công nghệ chuỗi khối giúp các công ty có thể xác minh nguồn gốc các hàng hóa, nguyên liệu mà họ nhập về.
Đồng thời, với sự minh bạch của chuỗi khối nó tạo điều kiện thúc đẩy cho các cuộc bầu cử. Không chỉ dừng lại ở minh bạch, công nghệ blockchain cũng có thể giúp cử tri bầu cử đơn giản hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Các phiếu bầu được bỏ cũng sẽ gần như không thể giả mạo. Thực tế, Tây Virginia đã triển khai thí điểm bỏ phiếu lần đầu vào năm 2018. Tất cả các phiếu đều sẽ được mã hoá và lưu trữ trên hai mạng lưới blockchain. Chỉ với một vài ví dụ nhỏ cũng đủ để bạn có thể thấy được công nghệ chuỗi khối đã được ứng dụng như thế nào trong đời sống hiện đại ngày nay. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được công nghệ blockchain là gì và hiểu hơn về công nghệ này để có thể xem xét các cơ hội đầu tư phù hợp.