Đáo hạn phái sinh là gì? Những thông tin nhà đầu tư cần biết
Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  
Thẻ gắn: đáo hạn phái sinh là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-9-5
Phái sinh vẫn luôn là thị trường tiềm năng nhưng ẩn chứa rủi ro ở mức rất cao. Chính bởi vậy mà các nhà đầu tư cần phải nắm vững kiến thức về thị trường này bởi chỉ cần một chút sơ sẩy tài khoản của bạn có thể bị “thổi bay”. Trong số những thuật ngữ quan trọng của loại hình giao dịch này, bạn sẽ không thể bỏ qua khái niệm về đáo hạn phái sinh là gì, ảnh hưởng của ngày đáo hạn tới thị trường và những điều cần lưu ý trong ngày giao dịch này.
Tổng quan về phái sinh
Phái sinh (Derivatives) là công cụ tài chính phức tạp hơn so với thị trường cơ sở. Nó được xây dựng và xác định giá trị dựa trên các tài sản giao dịch cơ sở. Các tài sản cơ sở được đề cập ở đây bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, chỉ số và tiền tệ. Về cơ bản, các nhà giao dịch phái sinh tham gia thị trường này bằng cách đặt cược vào mức giá tương lai của tài sản cơ sở. Chính bởi vậy mà nó thường được giao dịch nhằm đầu cơ kiếm lời mang tính ngắn hạn bởi độ biến động lớn của thị trường.
Đáo hạn phái sinh là gì?
Ngày đáo hạn phái sinh hay còn được gọi là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh là thời điểm hết hạn hợp đồng phái sinh, sau đó sẽ không còn hiệu lực nên các nhà giao dịch xác định vị thế và thực hiện nó. Cụ thể hơn, ngày đáo hạn đề cập đến ngày các hợp đồng quyền chọn (option), hợp đồng tương lai (future) hết hạn. Điều đó đồng nghĩa trong ngày đáo hạn phái sinh, hợp đồng sẽ được người mua và người bán thanh toán, hoàn tất hợp đồng.
Ngày đáo hạn phái sinh ở mỗi thị trường sẽ thường khác nhau. Ví dụ như ở thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh là ngày thứ Năm thứ ba của mỗi tháng. Nếu ngày này trùng vào ngày Lễ hoặc Tết thì ngày giao dịch cuối cùng sẽ được xác định là ngày giao dịch liền trước. Và vào ngày đáo hạn thì các giao dịch sẽ bị dừng lại, tất toán sang tiền mặt. Còn ở thị trường Hoa Kỳ, ngày hết hạn quyền chọn cổ phiếu niêm yết rơi vào ngày thứ Sáu thứ ba của tháng thực hiện hợp đồng.
Thị trường cơ sở có ảnh hưởng như thế nào vào ngày đáo hạn phái sinh?
Hợp đồng phái sinh thường không có biến động không đáng kể vào giai đoạn đầu của hợp đồng và càng gần ngày đáo hạn thì bạn có thấy sự sôi động đáng kể trong thị trường giao dịch. Và vào ngày đáo hạn phái sinh thì thị trường giao dịch cơ sở cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhà giao dịch mở thêm hoặc điều chỉnh vị thế đã mở của mình. Về cơ bản tác động của thị trường cơ sở tới thị trường phái sinh quá những khía cạnh bao gồm:
- Biến động mạnh mẽ trong giá giao dịch tài sản cơ sở
- Dao động mạnh trước giờ đóng cửa thị trường: Các nhà đầu tư lớn hay các nhà giao dịch cá mập thường thực hiện các lệnh khối lượng lớn có khả năng ảnh hưởng tới mức giá đóng cửa của thị trường. Và mức giá đóng cửa ở thị trường cơ sở đó sẽ có ảnh hưởng tới thị trường phái sinh.
- Đặt lượng lớn lệnh giao dịch chỉ số: Tương tự như việc tạo các biến động lớn trước giờ đóng cửa thị trường, các nhà giao dịch lớn cũng có thể đặt các lệnh lớn tác động đến các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán.
- Arbitrage: Giao dịch thu lợi từ chênh lệch giá giữa hợp đồng phái sinh và giá tài sản cơ sở thông qua việc điều chỉnh vị thế phái sinh theo hướng phân tích có lợi cho họ.
Nhà đầu tư cần lưu ý gì vào ngày đáo hạn phái sinh?
Nếu không thực hiện đóng vị thế vào ngày đáo hạn phái sinh thì vị thế của bạn sẽ tự động bị đóng khi giao dịch kết thúc. Lúc này các nhà giao dịch có thể xác định được khoản lợi nhuận hoặc khoản lỗ phải chịu bằng cách tính chênh lệch giữa giá hợp đồng và chỉ số VN30 (đối với thị trường chứng khoán Việt Nam).
Chính vì vậy mà các nhà giao dịch cần nắm được ngày đáo hạn để có thể thực hiện kịp thời các chiến lược đóng vị thế, cắt lỗ hoặc chốt lời một cách hiệu quả. Đồng thời trong ngày đáo hạn phái sinh, thị trường chứng khoán cơ sở cũng có thể có những biến động mạnh mẽ, các nhà giao dịch cũng cần có chiến lược quản lý rủi ro phù hợp nếu thực hiện giao dịch vào ngày này.