Derivative là gì? Tổng quan về các công cụ phái sinh
Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  
Thẻ gắn: derivative là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-7-27
Derivative - một thuật ngữ mà bạn có lẽ phải nắm được khi bước chân vào thị trường giao dịch dù có sử dụng nó hay không. Công cụ này giống như một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp các nhà giao dịch có được những khoản lãi “cực lớn” mà cũng có những rủi ro mà các nhà giao dịch không thể lường trước. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn Derivative là gì, các ưu điểm và rủi ro trong việc sử dụng nó cũng như những lưu ý khi sử dụng để bạn có thể quản trị rủi ro tốt hơn.
Derivative là gì?
Derivative hay chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính phức tạp với giá trị được xác định dựa trên giá trị một tài sản hoặc nhóm tài sản cơ sở nào đó. Loại tài sản cơ sở được đề cập ở đây bao gồm cổ phiếu, hàng hóa, trái phiếu, forex, chỉ số và cũng có thể là tiền điện tử. Các nhà giao dịch có thể sử dụng công cụ này trên cả sàn giao dịch tập trung hoặc trên các sàn giao dịch OTC.
Đặc điểm cơ bản của công cụ phái sinh (Derivative)
Thực tế nhiều người cảm thấy phái sinh là công cụ rủi ro bởi họ thực sự cảm thấy khó hiểu về những thuật ngữ xung quanh Derivative là gì. Công cụ này mang đến cho người dùng cơ hội phòng ngừa rủi ro mà không nhất thiết phải tham gia giao dịch trong phiên giao dịch giao ngay của tài sản cơ sở. Đồng thời nó cũng cho phép nhà giao dịch tham gia vị thế bán tức short position thay vì chỉ giới hạn ở vị thế mua (long position) trong một số thị trường tài sản cơ bản.
Phân loại công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh được phân loại dựa trên các loại giao dịch phổ biến trong thị trường. Theo thời gian, thị trường phái sinh phát triển liên tục, cung cấp cho người dùng những sản phẩm phù hợp hơn với khả năng cũng như nhu cầu đầu tư của mỗi nhà giao dịch.
4 loại công cụ phái sinh phổ biến trên thị trường hiện nay gồm:
- Future Contract - Hợp đồng tương lai
- Option Contract - Quyền chọn
- Perpetual Futures - Hợp đồng tương lai vĩnh cửu
- Swap Contract - Hợp đồng hoán đổi
Cùng điểm qua chi tiết về từng loại công cụ phái sinh này ở phần sau đây:
1. Future Contract - Hợp đồng tương lai
Đối với hợp đồng tương lai, bên bán và mua đồng ý giao dịch tài sản ở một mức giá được xác định vào thời điểm trong tương lai. Với mức giá cố định được xác định nên thường được các nhà giao dịch sử dụng bù đắp rủi ro khi giá tài sản có mức chênh lệch giá mua bán lớn. Thay vào đó, future contract chốt giá ở tỷ giá mà cả hai bên đều cảm thấy đó là một mức giá hợp lý dựa trên những thông tin mà họ có được và phân tích.
2. Option Contract - Quyền chọn
Với loại công cụ phái sinh này, các nhà giao dịch sẽ được cấp quyền nhưng không bắt buộc hay phải có nghĩa vụ mua, bán tài sản cơ bản nào đó ở mức giá thực hiện trong một khoảng thời gian được xác định cụ thể.
Quyền chọn ở mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau. Ví dụ như quyền chọn ở Mỹ cho phép các nhà giao dịch thực hiện bất cứ lúc nào trước khi hết hạn hợp đồng. Trong khi đó, quyền chọn châu Âu chỉ cho phép thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Hay với giao dịch quyền chọn ở Việt Nam, các nhà giao dịch sẽ chỉ có thể gửi yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian từ 08 giờ đến 22 giờ ngày giao dịch.
3. Perpetual Futures - Hợp đồng tương lai vĩnh cửu
Bạn sẽ thấy loại công cụ phái sinh này phổ biến hơn trong thị trường crypto. Về cơ bản các nhà giao dịch sẽ dự đoán mức giá của tài sản cơ sở mà không cần thực sự sở hữu chúng cũng như hợp đồng sẽ không có ngày kết thúc. Đồng thời nó cũng linh hoạt trong việc mở vị thế mua hoặc bán mang lại cơ hội cho các nhà giao dịch dù cho thị trường đang tăng hay giảm giá.
4. Swap Contract - Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng này là thỏa thuận giữa hai bên về việc trao đổi dòng tiền ở tương lai cũng như xác định các khoản thanh toán định kỳ tại các thời điểm nhất định. Hiểu đơn giản hơn thì là quá trình bán một đồng ngoại tệ nào tệ nhưng cũng cam kết trong hợp đồng sẽ mua lại ở một thời điểm nào đó hoặc theo chiều giao dịch ngược lại.
Đánh giá ưu điểm của giao dịch phái sinh
Như đã đề cập trong các phần trước của bài viết, đây là công cụ tài chính giúp các nhà đầu tư và cả những doanh nghiệp tham gia thị trường có thể giảm thiểu rủi ro biến động giá lớn, những thay đổi liên quan đến chính sách tiền tệ, lãi suất hay những bất ổn không ngờ tới của thị trường. Đồng thời, nhà đầu tư có thể linh hoạt vào hoặc thoát vị thế mua/bán một cách dễ dàng hơn so với thị trường giao dịch cơ bản.
Lưu ý khi tham gia giao dịch phái sinh
Mặc dù không thể phủ nhận những ưu điểm từ công cụ tài chính này, các nhà giao dịch cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Đây là công cụ tài chính phức tạp nhiều rủi ro, có thể không dành cho các nhà giao dịch mới trên thị trường
- Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính, thị trường giao dịch và cả những nền tảng liên quan Derivative
- Không nên chỉ giao dịch với phái sinh, hãy phân bổ tài sản, danh mục giao dịch của bạn một cách hợp lý.
Nhìn chung, bạn cũng cần cẩn trọng và có trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi sử dụng nó giao dịch trên thị trường.