FTT coin là gì? FTX sụp đổ có tác động thế nào đến coin FTT?

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  

Thẻ gắn: ftt coin  

Thời gian đăng bài: 2024-10-3

Từng là một token đạt tới gần 10 tỷ USD vốn hoá thị trường, FTT coin đã từng là “niềm hy vọng” của rất nhiều nhà giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, sự sụp đổ bất ngờ của sàn giao dịch đứng sau cũng đã khiến đồng coin này ảnh hưởng không ít. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đồng coin FTT này cũng như tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra dẫn đến sự sụp đổ của sàn FTX trong bài viết hôm nay và đánh giá liệu rằng có còn cơ hội đầu tư tiềm năng nào cho đồng coin này.

Tổng quan tiền điện tử FTT coin

FTT coin là gì?

FTT coin là đồng coin nền tảng của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, được phát triển hai phiên bản bao gồm tiêu chuẩn ERC 20 trên nền tảng Ethereum và theo tiêu chuẩn SPL trong Solana. Một số thông tin cơ bản về FTT coin:

  • Ký hiệu: FTT
  • Địa chỉ hợp đồng: 0x50d1c9771902476076ecfc8b2a83ad6b9355a4c9
  • Tổng nguồn cung: 328,895,104 coin FTT
  • Nguồn cung lưu hành trên thị trường: 328,895,104 FTT

Hiện tại, đồng coin này vẫn đang được niêm yết và giao dịch trên hầu hết các sàn giao dịch hàng đầu thị trường như Binance, HTX, KuCoin,… với khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt khoảng gần 9 triệu USD.

Mục đích sử dụng đồng FTT

Đồng tiền điện tử FTT được phát triển với những mục đích chính bao gồm:

  • Tài sản thế chấp: Người dùng có thể sử dụng FTT coin như một loại tài sản thế chấp cho các vị thế hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch.
  • Giảm phí: Các nhà giao dịch càng sở hữu và nắm giữ nhiều đồng FTT thì sẽ càng được giảm giá nhiều hơn, giới hạn tối đã cho mức giảm phí là 60% đối với những nhà giao dịch nắm giữ tổng token có giá trị trên 5 triệu USD.
  • Xếp hạng giao dịch VIP: Số lượng FTT coin đáng kể mà một nhà giao dịch nắm giữ sẽ có thể giúp họ trở thành khách hàng VIP, lệnh giao dịch của VIP sẽ có thứ tự ưu tiên cao hơn so với những lệnh thông thường khác.

Nhìn chung thì đồng coin này được thiết kế nhằm thúc đẩy cũng như kích thích người dùng tích cực tham gia hệ sinh thái FTX, trung thành với nền tảng này.

Phân bổ nguồn cung FTT token

Không có thông tin liên quan đến giới hạn tối đa của đồng FTT token. Nguồn cung của đồng coin này được phân bổ thành:

  • Công ty: 25%
  • Quỹ thanh khoản: 20%
  • Đội ngũ phát triển: 20%
  • Quỹ bảo hiểm: 5%
  • Quỹ phòng hộ: 5%
  • Nhóm cố vấn: 5%
  • Quỹ hệ sinh thái: 10%
  • Quỹ chuyển đổi người dùng: 10%

Sàn FTX là gì?

Đứng sau FTT coin chính là FTX từng là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới. Ngay sau khi thành lập, sàn giao dịch này đã liên tục thâu tóm các đối thủ gặp khó khăn về tài chính như Blockfolio hay LedgerX. Đồng thời tích cực triển khai các chiến dịch tiếp thị quảng cáo với người nổi tiếng. Ở giai đoạn bùng nổ của tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng, FTX đã nhận được khoản đầu tư lên tới gần 2 tỷ USD của một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm.

Sự sụp đổ của sàn FTX

Tháng 11 năm 2022, sàn FTX đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ. Sự sụp đổ của sàn giao dịch này đã có ảnh hưởng không ít tới thị trường và các nhà đầu tư trong thị trường.

Rắc rối khiến FTX phá sản bắt đầu từ đâu?

Thời điểm cuối 2021 và đầu 2022, thị trường bắt đầu lao dốc, giá BTC giảm mạnh kéo theo nhiều đồng coin khác trên thị trường giảm giá theo. Trong giai đoạn này đã có không ít các nền tảng phải đóng cửa, mặc dù vậy sàn FTX vẫn tiếp tục mua lại các đối thủ cạnh tranh. Cho đến tháng 11, khi CoinDesk đăng tải một bài báo cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa Alameda Research và đồng FTT cùng sàn FTX cùng tài sản lên tới 5 tỷ USD.

Với những số liệu từ Bảng cân đối kế toán bị rò rỉ, các nhà giao dịch đã dễ dàng phát hiện được nguồn tài trợ cho Alameda chủ yếu được lấy từ nguồn tiền gửi của khách hàng. Các báo cáo tài chính của FTX cũng không thể hiện rõ ràng tài sản và nợ phải trả, cũng như chưa từng được kiểm toán.

Cũng với sự rò rỉ này, cộng đồng phát hiện ra tài sản của FTX ít hơn nhiều so với những gì founder của nó Bankman-Fried đã phát biểu. Đầu tháng 11, Binance đã đồng ý mua lại FTX nhưng sau khi các tin đồn về việc xử lý tiền gửi của khách hàng cũng như các cuộc điều tra của cơ quan chức năng Hoa Kỳ đã khiến sàn giao dịch hàng đầu thế giới Binance rút khỏi thương vụ này.

Tác động từ sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX đến thị trường

Sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX kéo dài hơn 1 tuần. Khi Binance tuyên bố bán tháo toàn bộ số FTT coin mà nó đang sở hữu đã khiến giá trị của FTT giảm đáng kể. Các nhà đầu tư liên tục rút tiền khỏi tài khoản trong sự lo ngại, ước tính số tiền lên tới hàng tỷ USD.

CEO của FTX đã yêu cầu Alameda Research thanh lý tài sản để có thể xử lý vụ việc rút tiền hàng loạt. Tới ngày 8 tháng 11, sàn FTX xoá tuỳ chọn rút tiền như một động thái ngăn chặn việc rút tiền khỏi nền tảng của khách hàng. Khi không đủ khả năng để thanh toán, FTX chính thức nộp đơn phá sản.

Còn cơ hội nào cho FTT coin và FTX “hồi sinh”?

Cuối năm 2023, founder của Alameda Research và FTX bị kết tội liên quan đến các tội danh gian lận và rửa tiền với án tù 25 năm cùng với khoản tiền nộp phạt lên tới 11 tỷ USD.

Đội ngũ dự án đã cam kết hoàn trả tiền đầy đủ cho khách hàng và đến đầu 2024, họ cũng thông báo không tái khởi động FTX 2.0 như trước đó đã công bố. Điều này là do dự án thiếu hụt nhà đầu tư và thiếu vốn.

Với những lùm xùm xung quanh nền tảng, không có nhà đầu tư nào sẵn sàng bỏ ra số vốn cần thiết để có thể “tái sinh” nền tảng này.