Hedging là gì? Lưu ý khi sử dụng Hedging trong giao dịch

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  Giao dịch Vàng và Hàng hóa  Giao dịch Forex  

Thẻ gắn: hedging là gì  

Thời gian đăng bài: 2024-7-30

Một phương pháp giảm thiểu rủi ro phổ biến trong quá trình giao dịch đó chính là Hedging. Khái niệm này khá quen thuộc với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trên thị trường nhưng với những nhà đầu tư mới tham gia thì không phải như vậy. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu về thuật ngữ Hedging là gì trong các thị trường giao dịch và một số lưu ý khi sử dụng công cụ này.

Hedging là gì?

Hedging hay phòng vệ giá là một kỹ thuật quản trị rủi ro trong giao dịch tài chính nhằm bảo vệ danh mục đầu tư, hạn chế những rủi ro không mong muốn. Để làm được điều này, về cơ bản các nhà giao dịch sẽ cần mở một vị thế ngược lại với vị thế mà người đó đang nắm giữ. Điều này nhằm đối phó với trường hợp thị trường biến động ngược với những kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư và khi đó vị thế theo chiến lược Hedging sẽ có một khoản lợi nhuận được kỳ vọng là bù đắp khoản lỗ cho vị thế được mở ban đầu.

Công cụ Hedging là gì

Nói cách khác, Hedging như một phương án để bảo vệ nhà giao dịch và danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất khi biến động thị trường khác đi so với dự định ban đầu. Mỗi nhà đầu tư sẽ có cách áp dụng chiến lược này, thời điểm cũng như khối lượng giao dịch khác nhau phù hợp với kỳ vọng của mỗi người.

Ứng dụng Hedging trong giao dịch

Chiến lược Hedging được sử dụng đa dạng trên nhiều thị trường giao dịch đều với mong muốn có thể giảm thiểu rủi ro từ những biến động không mong muốn. Đồng thời những đối tượng áp dụng chiến lược này cũng rất đa dạng, từ các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp cho đến cả các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư,… Như đã đề cập trong phần đầu tiên về Hedging là gì thì chiến lược sử dụng, áp dụng cho mỗi thị trường sẽ là khác nhau tuỳ vào mỗi đối tượng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến trong các thị trường giao dịch nổi bật.

Ứng dụng Hedging trong giao dịch

Sử dụng Hedging trong thị trường chứng khoán

Nhiều người sẽ thắc mắc việc mở vị thế ngược lại với vị thế ban đầu sẽ áp dụng như thế nào nếu vị thế ban đầu là vị thế mua trong thị trường chứng khoán. Thị trường này phổ biến nhất là sử dụng Hedging thông qua công cụ phái sinh. Sản phẩm phái sinh sẽ bao gồm cả hợp đồng tương lai, swap, quyền chọn (option), hợp đồng kỳ hạn (forward).

Giao dịch với Hedging trong chứng khoán Việt Nam

Tuy nhiên với thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà giao dịch chỉ có thể sử dụng hai sản phẩm đó là hợp đồng phái sinh VN30 và phái sinh với trái phiếu Chính phủ. Việc quy định này có thể có những giới hạn nhất định trong việc sử dụng Hedging trong giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều này nhằm bảo vệ chính các nhà đầu tư cũng như để đảm bảo thị trường có thể hoạt động một cách rõ ràng, minh bạch tránh một số nhà đầu tư cá mập có thể thao túng thị trường.

Ứng dụng Hedging trong giao dịch forex

Giao dịch ngoại hối hay forex cũng là một thị trường phổ biến áp dụng chiến lược Hedging kiểm soát rủi ro. Trong thị trường này, Hedging được sử dụng với những phương thức như:

  • Trực tiếp: Tức là nhà đầu tư sẽ mở đồng thời cả vị thế mua và bán một cặp tiền tệ
  • Thông qua hợp đồng quyền chọn: Phương thức Hedging gián tiếp thông qua việc mua bán hợp đồng quyền chọn để bảo vệ nhà đầu tư khỏi những biến động liên quan đến tỷ giá ngoại tệ trong thị trường.
  • Đa dạng các tiền tệ: Sẽ lựa chọn các loại tiền tệ có mối tương quan với nhau để thực hiện mở các vị thế bán hoặc mua phù hợp.

Giao dịch hàng hoá với Hedging

Thị trường hàng hoá cũng đa dạng các sản phẩm được giao dịch như vàng, bạc, khoáng sản, nông sản, dầu,… có biến động mạnh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố không thể đoán trước như thời tiết, thiên tiết,… Hãy cùng nhìn vào ví dụ sau để hiểu hơn về cách áp dụng Hedging với giao dịch hàng hoá.

Commodity Market Growth Composition

Giả sử một doanh nghiệp dự định mua 100 thùng dầu thô. Tuy nhiên, do căng thẳng địa chính trị dẫn tới việc giao dịch dầu bị đứt gãy khiến giá dầu có thể bị đẩy lên cao. Lúc này doanh nghiệp sẽ Hedging thông qua việc sử dụng hợp đồng tương lai mua số lượng dầu thô ở mức giá cụ thể. Ở thời điểm đáo hạn sẽ có hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Giá hợp đồng bằng hoặc cao hơn giá giao dịch giao ngay, hay nói cách khác thị trường không tăng giá như những gì doanh nghiệp dự tính => Doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí để nhập số dầu đó.
  • Trường hợp 2: Giá hợp đồng thấp hơn mức giá giao ngay => Chiến lược Hedging giá thành công.

Ưu và nhược điểm của Hedging

Mỗi công cụ trong thị trường đều có những ưu và nhược điểm, Hedging cũng không phải ngoại lệ. Các nhà giao dịch cũng cần lưu tâm tới những nhược điểm bên cạnh ưu điểm mà công cụ này mang lại để có thể xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp nhất. Hãy cùng nhìn vào bảng tổng hợp ưu và nhược điểm của Hedging để có được cái nhìn tổng quan về công cụ này:

Ưu điểm

Nhược điểm

●   Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch, trong đầu tư

●   Đa dạng hóa, tăng sự ổn định cho danh mục đầu tư

●   Giảm tổn thất, gia tăng khả năng đạt lợi nhuận theo mục tiêu

●   Chi phí có thể bị đẩy lên cao hơn do các nhà giao dịch phải đặt thêm lệnh phòng vệ.

●   Chiến lược phức tạp, không phù hợp với mọi nhà đầu tư

●   Ẩn chứa các rủi ro như rủi ro về thanh khoản, rủi ro hệ thống,…

Một số lưu ý khi sử dụng Hedging

Thực tế, khi nhìn vào ví dụ trong phần trước có lẽ bạn cũng đã phần nào thấy được rằng chiến lược Hedging vẫn có những rủi ro mặc dù nó là chiến lược kiểm soát rủi ro hiệu quả. Chính bởi vậy mà các nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng công cụ này:

  • Nhà đầu tư có thể sẽ phải trả nhiều chi phí hơn để thực hiện các hợp đồng Hedging
  • Có thể cân nhắc lựa chọn những tài sản có biến động ít hơn
  • Thị trường biến động không hoàn toàn đúng theo những gì bạn dự đoán và Hedging cũng không phải là “lá chắn” hoàn hảo cho các nhà đầu tư tránh mọi rủi ro trên thị trường.