Interchain là gì? Có tính năng gì trong hệ sinh thái Cosmos?

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  

Thẻ gắn: interchain là gì  

Thời gian đăng bài: 2024-1-3

Được giới thiệu từ dự án hệ sinh thái Cosmos, Interchain trở thành một thuật ngữ thu hút cộng đồng người dùng và cả những nhà đầu tư trong thị trường này. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu xem Interchain là gì, các tính năng của dịch vụ này cũng như vai trò của nó trong hệ sinh thái Cosmos như thế nào?

Interchain là gì?

Interchain là một mạng lưới bao gồm nhiều blockchain độc lập. Hay các nhà đầu tư cũng có thể hiểu Interchain giống như một hệ sinh thái blockchain hoàn chỉnh. Bởi lẽ không chỉ có giao thức mà Interchain còn có cả token, ví coin, ứng dụng dApps, công cụ phát triển cũng như kho lưu trữ cho người dùng. Nó được phát triển bởi đội ngũ Cosmos nhằm hỗ trợ cũng như giúp các blockchain khác nhau có thể kết nối, trao đổi với nhau.

Interchain là gì

Nếu đã tìm hiểu hoặc biết đến Cosmos thì chắc hẳn sẽ biết đến cơ chế Tendermint được phát triển vào 2014. Sau đó, founder Cosmos đã xây dựng tiền thân của Interchain -  Interchain Foundation (ICF) là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các hoạt động phát triển cũng như ra mắt mạng lưới mới. Với tầm nhìn hướng đến việc phát triển một môi trường mà ở đó công nghệ blockchain có thể phát triển dễ dàng, giải quyết khả năng tương tác giữa các mạng lưới, Interchain được ví như “Internet của blockchain".

Cơ chế hoạt động của Interchain

Có bốn thành phần chính tham gia để có thể tạo nên Interchain bao gồm:

  • Chain: Ở đây là các blockchain độc lập, có thể là các blockchain lớn hoặc cũng có thể là blockchain nhỏ hoặc có thể là những blockchain mới chuẩn bị được ra mắt
  • Relayer: Thành phần trung gian giúp các blockchain có thể kết nối, truyền dữ liệu, thông tin. Chúng có thể là node của mạng Cosmos hoặc cũng có thể được cung cấp bởi một bên thứ ba nào đó.
  • IBC (viết tắt của: Inter Blockchain Communication): Giao thức truyền thông liên chuỗi là cơ sở, nền tảng giúp các blockchain có thể giao tiếp, hoạt động và trao đổi thông tin, token và những kết nối khác với nhau.
  • Bridge: Công nghệ hỗ trợ cho Inter Blockchain Communication kết nối, trao đổi giữa cả những blockchain không có sự tương thích với nhau.

Những “mảnh ghép” tạo nên Interchain đã có, vậy cách hoạt động của interchain là gì? Đầu tiên, từ hoạt động của các blockchain độc lập, xuất hiện các giao dịch (transaction). Lúc này relayer sẽ thực hiện nhiệm vụ thu thập chúng và chuyển đến các bridge để thực hiện xác minh cũng như chuyển sang Inter Blockchain Communication. Từ IBC tiếp tục chuyển giao tới blockchain tương ứng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan và gửi ngược trở lại IBC khi có kết quả xử lý. Tiếp tục đi ngược lại quy trình này cho đến khi có kết quả phản hồi các chain ở bước đầu tiên. Quy trình này có vẻ đi qua rất nhiều giai đoạn, nhưng thực tế chúng xảy ra và hoàn thành chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Interchain có phải mô hình layer 2?

Với những thông tin được đề cập trong phần khái niệm Interchain là gì thì chắc hẳn nhiều người có thể thấy nó mang một số đặc điểm tương tự như blockchain layer 2. Vậy thì liệu interchain có phải một mô hình layer 2 hay không? Thực tế, interchain cũng được phát triển để có thể tăng khả năng mở rộng cũng như tăng tính bảo mật cho blockchain chính, cụ thể ở đây là Cosmos.

Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào mở rộng mạng lưới và giảm bớt chi phí cho blockchain chính thì Interchain chủ yếu tập trung phát triển và cải thiện khả năng tương tác, kết nối và trao đổi giữa các blockchain, hoạt động độc lập không hẳn phụ thuộc một blockchain chính nào.

Tính năng chính của Interchain trong hệ sinh thái Cosmos

Để hiểu rõ hơn về Interchain, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số tính năng chính của nó trong hệ sinh thái Cosmos. Cụ thể, chúng hoạt động nhằm:

  • Kết nối blockchain: Tính năng nổi bật và quan trọng nhất của Interchain, được đề cập từ phần đầu tiên của bài viết
  • Chuyển đổi: Giúp người dùng có thể dễ dàng gửi, nhận hay chuyển đổi các tài sản kỹ thuật số từ blockchain này sang blockchain khác.
  • Liên kết provider chain với consumer chain: Hai loại blockchain trong interchain trong đó provider sẽ chịu trách nhiệm về sự an toàn cho các consumer chain.
  • Phân phối phần thưởng: Các trình xác thực cũng như những người uỷ quyền trong các blockchain đều sẽ được nhận phần thưởng. Và Interchain sẽ đóng vai trò phân phối để có thể đảm bảo tính công bằng trong hệ sinh thái.

Tính năng của Interchain

Đánh giá tiềm năng phát triển của Interchain

Mặc dù không phải layer 2 blockchain phụ thuộc hoàn toàn vào Cosmos nhưng Interchain vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển cũng như mở rộng Cosmos. Đây là một công nghệ cung cấp cho các blockchain khả năng tương tác một cách linh hoạt, giúp các blockchain có thể dễ dàng kết nối trao đổi nhưng vẫn đảm bảo thông tin, dữ liệu được truyền đi đúng và đủ.

Xét trong một hệ sinh thái thì nó giúp các dự án cùng các lập trình, nhà phát triển của dự án có thể tương tác, kết nối với nhau, từ đó loại bỏ đi các rào cản trong quá trình tăng trưởng, phát triển mạng lưới. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn interchain là gì, có thể phân biệt được interchain có phải layer 2 hay không và thấy được tiềm năng phát triển của nó.