Lệnh Stop Limit là gì? Thời điểm nào nên đặt Stop Limit?

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Forex  

Thẻ gắn: lệnh stop limit là gì  

Thời gian đăng bài: 2023-11-6

Nếu trong forex có lệnh Stop và lệnh Limit thì trong crypto, các nhà giao dịch lại thấy có lệnh Stop Limit. Vậy thì lệnh Stop Limit là gì? Liệu rằng lệnh này có phải là sự kết hợp giữa hai lệnh Stop và lệnh Limit hay không? Nếu là một sự kết hợp thì chúng sẽ được sử dụng ở thời điểm nào sẽ đem lại hiệu quả cho các nhà giao dịch? Cách đặt lệnh Stop Limit trên sàn giao dịch có tương tự như cách đặt lệnh Stop và Limit trong forex? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Lệnh Stop Limit là gì trong giao dịch

Lệnh Stop Limit là gì?

Đúng như tên gọi, lệnh Stop Limit kết hợp các đặc điểm của hai loại lệnh quen thuộc lệnh Stop và lệnh Limit. Chúng được sử dụng chủ yếu trên các sàn giao dịch crypto. Stop Limit giúp các nhà giao dịch có thể kiểm soát rủi ro mà vẫn có thiết lập điểm vào và điểm chốt giao dịch mong muốn chỉ trong một lệnh giao dịch duy nhất. Khi bạn đặt một lệnh Stop Limit, lệnh đó sẽ được chuyển lên sàn.

Lệnh được đưa lên sàn giao dịch

Và thời điểm kích hoạt lệnh stop limit là gì? Khi đặt lệnh, bạn sẽ thấy xuất hiện hai ô để thiết lập giá đó là Stop Price và Limit Price. Giá thị trường chạm mức Stop Price, một lệnh Limit sẽ được kích hoạt. Lệnh Limit này sẽ được đẩy vào sổ lệnh (Order Book) của sàn giao dịch và chờ khớp lệnh. Stop Price và Limit Price có thể được thiết lập cùng mức giá. Tuy nhiên, thông thường các nhà giao dịch sẽ đặt Stop Price thấp hoặc cao hơn Limit Price tuỳ thuộc đó là lệnh Stop Limit gì nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tăng xác suất lệnh được khớp sau khi được kích hoạt.

Phân loại lệnh Stop Limit

Dựa trên nhu cầu giao dịch, lệnh Stop Limit được chia thành hai loại lệnh bao gồm: Lệnh Buy Stop Limit và Lệnh Sell Stop Limit. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn Sell Stop Limit là gì hay Buy Stop Limit là gì cũng như các ví dụ để có thể hiểu hơn về mỗi loại trong hai phần tiếp theo của bài viết.

Lệnh Buy Stop Limit

Như đã giải thích về “lệnh Stop Limit là gì” phía trên, lệnh Buy Stop Limit là sự kết hợp của Buy Stop và Buy Limit. Đối với lệnh Buy Stop Limit, mức giá Stop Price thường nên đặt thấp hơn so với mức Limit Price. Lệnh cũng sẽ được kích hoạt khi giá đạt mức Stop Price và được khớp khi giá đạt hoặc tăng cao hơn so với mức giá Limit được thiết lập. Lệnh Buy Stop Limit sẽ được sử dụng khi bạn nhận định thị trường chuẩn bị vào xu hướng tăng.

Giả sử đồng SOL đang được giao dịch ở mức giá 20.8 USD, bạn muốn vào lệnh mua trước khi nó thực sự vào xu hướng tăng giá. Với những phân tích mà bạn đã thực hiện trước đó, bạn nhận thấy sau khi thị trường phá vỡ mức cản 23 USD, xu hướng tăng sẽ được kích hoạt. Lúc này bạn có thể vào một lệnh Buy Stop Limit với mức Stop Price là 23 USD và mức Limit Price là 25 USD. Lệnh sẽ được kích hoạt khi giá SOL tăng đến 23 USD và lệnh sẽ khớp khi giá đạt 25 USD hoặc cao hơn mức này.

Lệnh Sell Stop Limit

Tương tự như Buy Stop Limit, lệnh Sell Stop Limit kết hợp hai lệnh Sell Limit và Sell Stop. Nó vẫn sẽ được thiết lập ở hai mức giá Stop Price và Limit Price. Lệnh này sẽ được thực hiện ở mức giá Limit sau khi thị trường giảm xuống đến mức giá Stop để kích hoạt lệnh. Chính bởi vậy mà đối với lệnh Sell Stop Limit, mức Stop Price sẽ thường được đặt cao hơn mức giá Limit khớp lệnh.

Khi nào nên sử dụng lệnh Stop Limit?

Như đã đề cập trong phần đầu của bài viết, đây là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng trong giao dịch tài chính, đặc biệt là trong thị trường biến động nhanh như thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa bạn luôn sử dụng loại lệnh này. Một số trường hợp mà bạn nên cân nhắc sử dụng lệnh Stop Limit đó là:

  • Không có quá nhiều thời gian theo dõi thị trường và biểu đồ giao dịch
  • Thị trường đang trong giai đoạn sideways và bắt đầu có những biến động nhỏ

Ví dụ thị trường sideways

  • Giao dịch theo chiến lược break-out sau khi đã xác định được các mức cản quan trọng và mức giá mà khả năng cao xu hướng thị trường sẽ đảo chiều
  • Các nhà giao dịch thường bị ảnh hưởng tâm lý giao dịch khi giá trên thị trường có biến động

Hướng dẫn cách đặt lệnh stop limit trên sàn giao dịch

Sau khi đã hiểu hơn về lệnh Stop Limit là gì cũng như cơ chế hoạt động của loại lệnh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách đặt lệnh Stop Limit. Các bước đặt lệnh bao gồm:

  • Đăng nhập vào nền tảng/phần mềm giao dịch
  • Mở biểu đồ của cặp tiền điện tử muốn giao dịch, chọn loại lệnh “Stop Limit"
  • Thiết lập các thông tin: Giá kích hoạt (ô Stop), giá khớp lệnh (ô Limit)
  • Tích chọn “TP/SL" để có thể thiết lập giá chốt lời và lệnh dừng lỗ
  • Kiểm tra lại các thông số đã thiết lập và bấm “Buy/Long" hoặc “Sell/Short" tuỳ vào loại lệnh mà bạn muốn đặt.

Lưu ý, giao diện trên các phiên bản có thể khác nhau, nếu không tìm thấy tab Limit bạn có thể thay đổi tùy chọn để chuyển qua chế độ này.

Tổng kết

Không thể phủ nhận sự hiệu quả cũng như tính linh hoạt mà lệnh này có thể đem lại cho các nhà giao dịch, nhưng chúng ta cũng vẫn phải nhìn nhận rằng nó vẫn có những nhược điểm, rủi ro nhất định. Lệnh sau khi được kích hoạt không đảm bảo sẽ được khớp, hoặc khi khớp cũng có thể chỉ được khớp một phần của lệnh do thị trường không đủ thanh khoản. Tuy nhiên, không vì thế mà các nhà giao dịch bỏ qua việc tìm hiểu thật kỹ xem lệnh stop limit là gì hay cách để sử dụng chúng. Bởi lẽ công cụ mạnh mẽ này sẽ đem đến những hiệu quả nhất định cho giao dịch của bạn.