MACD là gì? Cách sử dụng đường MACD trong thị trường

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  

Thẻ gắn: macd là gì  

Thời gian đăng bài: 2024-8-31

MACD luôn nằm trong danh sách những chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được nhiều nhà giao dịch tin tưởng sử dụng. Nó mang đến cho nhà đầu tư một cái nhìn về biến động giá trên thị trường. Mặc dù không quá đơn giản để nhận biết nhưng sẽ rất hiệu quả nếu bạn nắm vững về chỉ báo này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn MACD là gì, cách đọc chỉ báo này cũng như cách sử dụng nó trong giao dịch trong các phần của bài viết hôm nay.

MACD là gì?

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một loại chỉ báo kỹ thuật thuộc nhóm chỉ báo động lượng phổ biến trong giao dịch tài chính, đặc biệt là giao dịch chứng khoán và giao dịch forex. Chỉ báo này được tạo ra vào năm năm 1979 bởi Gerald Appel chủ yếu được các nhà giao dịch sử dụng trong việc xác định xu hướng, động lực thị trường cũng như hỗ trợ trong việc xác định các điểm vào thoát lệnh giao dịch.

Thành phần cấu tạo chỉ báo kỹ thuật MACD

Chỉ báo MACD được cấu tạo bởi ba thành phần chính đó là:

  1. Đường MACD: Được tạo nên từ đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn. Được sử dụng để xác định xu hướng thị trường, nhà giao dịch có thể sử dụng để dự báo hướng giá tiếp theo.
  2. Histogram: Là phần biểu đồ thanh cho thấy sự phân kỳ, hội tụ của chỉ báo kỹ thuật MACD.
  3. Đường Tín hiệu: Cũng được sử dụng từ đường trung bình động từ đường MACD.

Ngoài ba thành phần chính này, chúng ta còn thấy một đường Zero ở chính giữa như một đường tham chiếu để các nhà đầu tư có thể đánh giá động lực của xu hướng thị trường.

Cách tính và ý nghĩa các đường MACD

Đường MACD được tính bằng hiệu của đường trung bình động EMA 12 và đường trung bình động EMA 26. Khi EMA 12 lớn hơn EMA 26 chúng ta thấy được đường MACD mang giá trị âm và ngược lại. Đường Tín hiệu hay đường Signal chính là đường EMA 9 của đường MACD. Nói một cách đơn giản, khi đường MACD nằm phía trên đường Signal, Histogram sẽ nằm phía trên đường Zero. Ngược lại, khi đường MACD nằm phía dưới đường Signal, Histogram sẽ xuất hiện phía dưới đường Zero.

Về cơ bản, công thức tính của chỉ báo MACD như sau:

  • Đường MACD = Đường EMA 12 chu kỳ - EMA 6 chu kỳ
  • Đường Signal = EMA 9 chu kỳ của đường MACD
  • Histogram = Đường MACD - Đường Tín hiệu (Signal)

Khi đường MACD cắt đường Tín hiệu, giá trị của biểu đồ Histogram bằng 0. Các đường EMA (6), (9) và (12) đều là thiết lập mặc định của các nền tảng biểu đồ, một số nhà giao dịch có thể tự điều chỉnh lên các đường EMA lớn hơn khi hạ khung thời gian xuống thấp như khung 5 phút, 15 phút hay 30 phút.

Hướng dẫn cách đọc chỉ báo MACD

Thông thường, khi bạn để biểu đồ hiển thị mặc định thì có thể nhận biết được MACD thông qua màu sắc. Đường MACD thường sẽ có màu xanh lá và đường Tín hiệu thường mang màu đỏ. Khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng từ dưới lên mang đến tín hiệu tăng giá và ngược lại mang tín hiệu giảm giá. Khoảng cách so với đường Zero càng lớn càng cho thấy tín hiệu mạnh mẽ. Đồng thời, các nhà giao dịch cũng có thể nhận biết động lực thị trường thông qua biểu đồ Histogram. Các mức cao thấp xuất hiện trong biểu đồ Histogram có thể cho thấy động lượng tăng giảm tương ứng.

Các chiến lược giao dịch phổ biến với chỉ báo MACD

Với những tín hiệu cơ bản mà các nhà giao dịch có được thông qua việc đọc các đường MACD có thể xây dựng những chiến lược giao dịch phù hợp. Dưới đây là một số chiến lược giao dịch phổ biến thường được các nhà giao dịch sử dụng trong thị trường.

  • Chiến lược MACD hội tụ phân kỳ: Khi thị trường có xu hướng, có thể xảy ra hai trường hợp đó là tín hiệu MACD hội tụ hoặc MACD phân kỳ. Về cơ bản, khi nhìn vào biểu đồ giá phía trên tăng giá mà đỉnh tạo bởi MACD thấp hơn đỉnh MACD phía trước thì mang dấu hiệu suy yếu, có thể xuất hiện đảo chiều. Để chắc chắn hơn, nhà giao dịch có thể chờ đường MACD cắt đường Tín hiệu để vào lệnh. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm mức kháng cự hỗ trợ phần đỉnh hoặc đáy hội tụ hoặc phân kỳ để tăng sự chính xác.
  • Kết hợp với chỉ báo kỹ thuật khác: Có thể kết hợp với chỉ báo RSI hỗ trợ xác định điểm vào lệnh mua hoặc bán. Hoặc các nhà giao dịch có thể kết hợp với chỉ báo Stochastic để có thể đánh giá động lực của giá trên thị trường, từ đó đánh giá xu hướng giá có thể thay đổi và điểm đổi chiều.
  • Kết hợp mô hình nến hoặc mô hình biểu đồ: Thường kết hợp với các nến đảo chiều để củng cố những tín hiệu từ chỉ báo MACD trước khi thực hiện giao dịch trên thị trường.

Trong phần trước của bài viết về MACD là gì hôm nay, chúng ta đã biết về cấu tạo của MACD, bởi là từ đường EMA nên đây cũng là chỉ báo trễ. Bởi vậy, các nhà giao dịch nên kết hợp thêm các chỉ báo khác để có kết quả giao dịch tốt nhất.