Mô hình 2 đáy: Cách nhận biết và giao dịch hiệu quả nhất

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  

Thẻ gắn: mô hình 2 đáy  

Thời gian đăng bài: 2024-3-14

Mô hình 2 đáy hay còn được gọi là mô hình đáy đôi phổ biến trong các giao dịch forex, chứng khoán. Nếu bạn là nhà giao dịch mới và có định hướng theo trường phái phân tích kỹ thuật thì đây là một trong những mô hình quan trọng không thể bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình này cũng như cách giao dịch mô hình 2 đáy sao cho hiệu quả nhất qua các phần dưới đây.

Mô hình 2 đáy là gì?

Mô hình Double Bottom hay mô hình 2 đáy là một mô hình giá đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Nó tạo thành hai đáy và một đỉnh tương tự như hình dáng chữ W. Mô hình kỹ thuật này cho các nhà giao dịch thấy được sự thay đổi trong xu hướng thị trường. Sau một xu hướng giảm giá mạnh, giá thị trường tăng trở lại một mức nhất định và lại giảm xuống. Tiếp đó lại quay đầu tăng trở lại mức giá đó nhưng có sự phá vỡ qua mức giá được coi là mức kháng cự.

Mô hình 2 đáy là gì?

Lúc này mô hình 2 đáy được hình thành. Tương tự như mô hình 2 đỉnh, sau khi breakout giá có thể quay lại test mức kháng cự trước đó đã phá vỡ mà khi đó đã trở thành mức hỗ trợ. Phe bán lúc này không đủ khả năng để đẩy giá xuống thấp hơn nữa và phe mua đã quay trở lại chiếm xu thế trên thị trường.

Hướng dẫn nhận dạng mô hình double bottom

Mô hình 2 đáy tương đối đơn giản để nhận dạng nhưng không thể phủ nhận vẫn có những nhà giao dịch nhầm lẫn khi nhận biết chúng trên biểu đồ. Cấu tạo mô hình giá này bao gồm:

  • Xu hướng giảm giá rõ ràng trên thị trường
  • Đáy đầu tiên: Giá thị trường tăng nhẹ từ xu hướng giảm giá, có thể coi là một đợt thoái lui trong xu hướng giảm của thị trường.
  • Đỉnh giữa: Sau khi không thể phá vỡ mức kháng cự, giá tạo thành một đỉnh mới và quay trở lại giảm giá.
  • Đáy thứ hai: Giá giảm xuống mức hỗ trợ đi qua đáy đầu tiên. Phe bán không đủ sức đẩy giá xuống phá vỡ mức hỗ trợ này, phe mua đưa giá tăng trở lại phá vỡ mức kháng cự và hình thành mô hình 2 đáy.

Tương tự mô hình hai đỉnh, hai đáy của mô hình double bottom có thể cách nhau từ 3-5% là mức chênh lệch tương đối có thể chấp nhận được. Bởi thực tế, sẽ hiếm khi có một mô hình hai đáy hình thành hai đáy bằng nhau xuất hiện trên biểu đồ giao dịch.

Cách nhận biết mô hình Double Bottom

Chiến lược giao dịch mô hình 2 đáy hiệu quả

Trong cả thị trường giao dịch chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử, mô hình 2 đáy đều được sử dụng khá phổ biến bởi sự đơn giản của nó.

Tín hiệu giao dịch từ mô hình 2 đáy

Phổ biến nhất trên thị trường, mô hình 2 đáy đưa đến cho các nhà giao dịch tín hiệu đảo chiều tăng giá. Khoảng cách giữa hai đáy của mô hình được hình thành có thể cho các nhà giao dịch biết số lượng trader đã bị thu hút với tín hiệu đảo chiều này. Khoảng cách càng lớn càng cho thấy khoảng thời gian hình thành càng lớn đồng nghĩa số lượng các nhà giao dịch bị thu hút lớn. Lúc này, lực mua cũng được đẩy lên cao hơn bởi nhiều nhà giao dịch đang theo dõi thị trường để vào lệnh mua tại vùng giá thích hợp.

Chính bởi vậy mà trước khi thực sự phá vỡ neckline, các nhà giao dịch có thể quan sát thấy một giai đoạn giá tích luỹ. Nhiều nhà giao dịch có quan điểm vào lệnh sau khi mô hình chắc chắn hoàn thành là quá trễ, chính vì vậy mà họ sẽ quan sát giai đoạn tích luỹ này để có thể vào lệnh ngay khi giá breakout, bắt kịp với xu hướng mới. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những rủi ro khá lớn nên nhiều nhà giao dịch lựa chọn vào lệnh sau khi giá thị trường phá vỡ và quay trở lại test mức cản quan trọng đó.

Lưu ý khi sử dụng mô hình hai đáy trong giao dịch

Không chỉ có một hai chiến lược, trên thị trường hiện nay, các nhà giao dịch sử dụng nhiều chiến lược giao dịch khác nhau với mô hình hai đáy. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm mà các nhà giao dịch cần lưu ý như:

  • Phải có xu hướng rõ ràng trước khi mô hình 2 đáy hình thành để củng cố cho tín hiệu đảo chiều của mô hình giá
  • Mô hình có thể hình thành hai đáy chênh lệch nhưng thường không quá 3 - 5%
  • Mô hình 2 đáy hoàn thành khi giá thực sự phá vỡ đường viền cổ hay mức kháng cự quan trọng của mô hình.
  • Không quên đặt lệnh cắt lỗ để giảm bớt rủi ro trong trường hợp giá thị trường chuyển động ngược lại với những gì bạn đã lên kế hoạch

Và nếu bạn đã tham gia thị trường một thời gian, chắc hẳn bạn cũng hiểu được không có tín hiệu từ mô hình giá nào là chuẩn xác hoàn toàn. Vẫn sẽ có những xác suất đó chỉ là tín hiệu giả hay đôi khi mô hình giá không thực sự được hoàn thành. Bởi vậy mà các nhà giao dịch nên kết hợp với một hoặc một số công cụ, chỉ báo kỹ thuật khác để tăng khả năng chính xác cho những dự đoán của mình. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các công cụ khiến cho biểu đồ trở nên rối mắt và khó giao dịch.