Hướng dẫn Giao dịch hiệu quả với Mô Hình Bướm trong Forex

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Forex  

Thẻ gắn: mô hình bướm trong forex  

Thời gian đăng bài: 2023-10-24

Một mẫu hình Harmonic điển hình trong forex mà các trader không thể bỏ qua đó là mô hình bướm (Butterfly Pattern). Mặc dù các đặc điểm nhận biết khá phức tạp nhưng mô hình bướm trong forex vẫn luôn là trợ thủ đắc lực cho các nhà giao dịch, đặc biệt là những người theo trường phái phân tích kỹ thuật. Để hiểu hơn mô hình cánh bướm là gì, cách nhận biết mô hình cánh bướm trong forex khi chúng xuất hiện trên biểu đồ cũng như giao dịch cùng mô hình này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua các phần của bài viết dưới đây.

Mô hình cánh bướm là gì?

Mô hình bướm hay mô hình cánh bướm là một mô hình giá thuộc loại mô hình Harmonic. Nếu bạn chưa biết thì Harmonic là mô hình biểu đồ kết hợp các mức Fibonacci thoái lui và hình học để đưa ra các dự đoán các thay đổi giá, xu hướng tiềm năng. Có thể coi mô hình bướm trong forex cũng được tạo ra bởi Harold Gartley - cha đẻ mô hình Harmonic.

Theo thời gian, mô hình này được phát triển và hoàn thiện hơn sau khi Scott Carney kết hợp nó với các mức tỷ lệ Fibonacci. Ngoài cái tên mô hình cánh bướm thì nó cũng được các nhà giao dịch biết đến với cái tên Gartley 222 hay Gartley Butterfly. Mô hình cánh bướm thường mang đến cho các nhà giao dịch tín hiệu đảo chiều. Nó được cấu tạo bởi bốn đoạn thẳng tạo thành một hình dạng giống như cánh bướm.

Đặc điểm nhận biết và quy tắc trong mô hình Butterfly

Cấu trúc của mô hình bướm trong forex vẫn giữ cấu trúc cơ bản của một mô hình Harmonic. Bốn đường thẳng cấu tạo nên mô hình được tạo từ bốn điểm được đặt tên là các chữ cái gồm: A, B, C, D, X. Trong đó mô hình cánh bướm sẽ bắt đầu từ điểm X và mô hình sẽ hoàn thành ở điểm D. Bốn đường thẳng này sẽ được gọi là bốn sóng: sóng XA, sóng AB, sóng BC và sóng CD. Một điểm ở cấu trúc khiến mô hình cánh bướm trong forex khác biệt với mô hình Gartley đó là điểm D của mô hình bướm có thể vượt khỏi mức giá của điểm X.

Nhận biết các loại mô hình bướm

Khi xác định mô hình bướm trong forex, có một số quy tắc mà các nhà giao dịch nhất định phải nhớ. Đó là:

  • Sóng AB sẽ điều chỉnh nằm trong khoảng Fibo thoái lui 78.6%.
  • Sóng BC có thể điều chỉnh về mức thoái lui của sóng XA nhưng không vượt quá 88.6%
  • Sóng CD có thể mở rộng 161.8% - 261.8% độ dài sóng AB nhưng không vượt quá mức 88.6% sóng XA.

Phân loại mô hình cánh bướm trong forex

Dựa trên mô hình được hình thành, mô hình cánh bướm trong forex được chia thành hai loại mô hình:

Mô hình cánh bướm tăng

(Bullish Butterfly)

Mô hình cánh bướm giảm

(Bearish Butterfly)

-         Sóng XA là sóng tăng giá

-         Sau đó giá điều chỉnh giảm tạo sóng AB

-         Giá tăng trở lại, sóng BC được tạo thành

-         Mô hình điều chỉnh về điểm D, có thể vượt khỏi điểm X ban đầu

-         Sóng XA là sóng giảm giá

-         Sau đó giá điều chỉnh tăng tạo sóng AB

-         Giá giảm xuống, sóng BC được tạo thành

-         Mô hình điều chỉnh về điểm D, có thể vượt khỏi điểm X ban đầu

Hướng dẫn giao dịch mô hình bướm

Việc các nhà giao dịch xác định đúng loại mô hình bướm trong forex phần nào giúp các bạn trong xác định xu hướng tiềm năng tiếp theo để tìm điểm vào lệnh phù hợp.

Các bước giao dịch với mô hình cánh bướm

Dưới đây là các bước cơ bản để các nhà giao dịch có thể bắt đầu chiến lược giao dịch phù hợp khi nhận biết mô hình cánh bướm.

  • Xác định, nhận diện mô hình bướm trên biểu đồ: Có thể sử dụng công cụ xác định mô hình cánh bướm của nền tảng biểu đồ Tradingview để hỗ trợ.
  • Xác nhận mô hình: Để xác định chắc chắn bạn cần dùng Fibonacci để đo tỷ lệ và xác nhận nó đúng hình thành đúng quy tắc. Sử dụng Fibonacci thoái lui để đo mức thoái lui của sóng AB so với song XA đã hình thành trước đó. Nếu tỷ lệ này tương đương 78.6% hoặc thấp hơn thì tiếp tục đo tỷ lệ các sóng tiếp theo.
  • Tiến hành giao dịch: Sau khi các quy tắc được thoả mãn, mô hình con bướm trong forex hoàn thành các nhà giao dịch có thể thực hiện giao dịch dịch. Nếu mô hình bướm hình thành là mô hình tăng giá, có thể tìm điểm vào lệnh Buy và ngược lại, vào lệnh Sell nếu là mô hình giảm giá. Điểm cắt lỗ tối ưu nhất sẽ được đặt phía dưới điểm D (mô hình bướm tăng) và trên điểm D (mô hình bướm giảm).

Lưu ý khi giao dịch mô hình cánh bướm trong forex

Nhiều nhà giao dịch sẽ có xu hướng vào lệnh sớm để có được lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, đối với các mô hình giá thuộc nhóm mô hình Harmonic, tốt hơn hết, các nhà giao dịch nên chờ mô hình hoàn tất. Thậm chí có thể chờ thêm một vài nến xác nhận xu hướng mới hình thành sau khi mô hình hoàn tất. Ngoài ra, tương tự mô hình giá khác, các nhà giao dịch có thể kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng thêm xác nhận cho tín hiệu giao dịch từ mô hình cánh bướm.

Tổng kết

Thực tế, mô hình bướm trong forex không phải mô hình dễ, thậm chí, đây là một mô hình khá phức tạp. Điều này có thể thấy rõ trong cách nhận biết mô hình. Nó đòi hỏi các nhà giao dịch cần có cả kiến thức về các tỷ lệ Fibonacci, không đơn thuần chỉ xác định dựa trên hành động giá trên biểu đồ. Mặc dù phức tạp, nhưng nó vẫn luôn nằm trong top các mô hình giá hiệu quả nhất và được các nhà giao dịch tin tưởng sử dụng trong các chiến lược giao dịch của mình.