Nến Heiken Ashi là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình này

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  

Thẻ gắn: nến heiken ashi là gì  

Thời gian đăng bài: 2024-11-26

Ngoài các mô hình nến Nhật mà chúng ta đã quen thuộc thì Heiken Ashi cũng là một loại mô hình nến xuất phát từ đất nước Nhật Bản được các nhà giao dịch sử dụng trong quá trình phân tích và giao dịch. Nghe tên gọi thì có thể bạn chưa quen với loại nến này nhưng nó cũng là tín hiệu giao dịch đáng để tâm trong thị trường.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nến Heiken Ashi là gì, ứng dụng của nó trong giao dịch sao cho hiệu quả trong bài viết hôm nay.

Nến Heiken Ashi là gì?

Nến Heiken Ashi (hay HA) là một kỹ thuật biểu thị giá trên biểu đồ có hình dạng bên ngoài tương tự như nến Nhật truyền thống mà các nhà giao dịch vẫn thường xuyên sử dụng. Trong tiếng Nhật, Heiken mang ý nghĩa là “trung bình” và Ashi được hiểu là “nhịp độ” và nến Heiken Ashi có thể hiểu đơn giản là nhịp độ trung bình của giá thường được sử dụng hỗ trợ các nhà giao dịch có thể lọc các nhiễu, tín hiệu giả trên thị trường.

Mô hình nến Heiken Ashi được phát triển bởi Munehisa Homma từ những năm 1700 tại Nhật Bản. Mặc dù có hình dáng bên ngoài tương tự nến Nhật nhưng công thức tính giá trị nến Heiken Ashi lại hoàn toàn khác biệt. Với cách tính toán này khiến biểu đồ trở nên dễ dàng xác định xu hướng cũng như dự đoán các điểm đảo chiều. Chi tiết công thức tính Heiken Ashi trong phần tiếp theo.

Cấu tạo và công thức tính mô hình nến Heiken Ashi

Nến Heiken Ashi cũng bao gồm các thành phần chính là giá đóng, mở cửa, mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất. Trong đó:

  • Phần thân nến là chênh lệch giữa giá mở cửa và đóng cửa. Màu nến cũng có thể cho biết giá đã tăng hoặc giảm (thông thường màu xanh lá cây biểu thị giá trong phiên tăng và màu đỏ biểu thị giá trong phiên giảm)
  • Giá mở cửa sẽ được tính bằng trung bình giá mở và đóng trong phiên trước đó
  • Giá đóng cửa được tính theo công thức tổng của giá đóng, mở, cao nhất và thấp nhất chia 4
  • Mức giá cao nhất: Giá cao nhất đạt được trong phiên giao dịch hiện tại
  • Mức giá thấp nhất: Giá thấp nhất giảm xuống trong phiên

Khi mức giá cao nhất, thấp nhất không trùng với mức giá đóng cửa và giá mở cửa các nhà giao dịch có thể thấy được nó sẽ hình thành các bấc nến.

Đánh giá ưu nhược điểm của Heiken Ashi

Trước khi cùng tìm hiểu về các chiến lược sử dụng Heiken Ashi trong giao dịch, chúng ta sẽ cùng nhìn qua một số ưu điểm và nhược điểm của loại nến này qua bảng dưới đây:

Ưu điểm

Nhược điểm

●       Nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận biết hành động giá trong phiên giao dịch

●       Hỗ trợ các nhà giao dịch loại bỏ nhiễu trong biểu đồ

●       Động lượng thị trường có thể dễ dàng xác định hơn bởi bấc nến không xuất hiện quá nhiều trong biểu đồ

●       Tính toán dựa trên giá trong quá khứ nên có độ trễ nhất định khiến các nhà giao dịch có thể không phản ứng kịp với biến động

●       Thường không sử dụng phổ biến trong việc xác định điểm chốt lời

Chiến lược giao dịch phổ biến với mô hình Heiken Ashi

Nến Heiken Ashi được tích hợp trên hầu hết các biểu đồ hay các nền tảng giao dịch vậy nên các nhà giao dịch có thể dễ dàng chuyển đổi sang loại nến này khi có nhu cầu. Mô hình Heiken Ashi nổi bật với lợi ích giảm thiểu nhiễu trên thị trường, giúp cho các nhà giao dịch có được cái nhìn đơn giản hơn về biến động giá trong phiên và từ đó có thể xác định được xu hướng thị trường.

Nến Heiken Ashi hỗ trợ xác định xu hướng thị trường

Thực tế, nếu nhìn qua biểu đồ các nhà giao dịch có thể thấy đường xu hướng được xác định từ sự hình thành của nến Heiken Ashi không có quá nhiều sự khác biệt so với xu hướng được xác định với mô hình nến Nhật truyền thống. Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết bạn sẽ thấy được Heiken Ashi có thể giúp bạn xác định xu hướng một cách rõ ràng như thế nào.

Cụ thể, khi xu hướng thị trường được xác định là xu hướng giảm thì số lượng các nến đỏ hay nến giảm giá chiếm số lượng nhiều hơn, phần bấc nến phía trên thường khá ngắn hoặc gần như là không có.

Ngược lại, khi bạn xác định xu hướng thị trường có thể là xu hướng tăng, số lượng nến xanh sẽ chiếm ưu thế hơn và lúc này bấc nến dưới sẽ ngắn hoặc gần như không xuất hiện. Phần bấc nến càng ngắn thì tín hiệu xu hướng tăng giá càng mạnh mẽ. Khi phần nến hình thành ngắn, bấc nến dài như một dạng tín hiệu cho các nhà giao dịch biết về sự chững lại của xu hướng hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó.

Xác định tín hiệu giao dịch

Sự hình thành nến sau khi xác định được xu hướng trên biểu đồ có thể là các tín hiệu giao dịch mà các nhà giao dịch có thể cân nhắc.

Cụ thể:

  • Tín hiệu mua vào: Khi xuất hiện từ ba nến tăng liên tiếp và hình thành thân nến, bấc nến trên dài, bấc dưới ngắn hoặc không hình thành là tín hiệu giao dịch mua vào khá tốt cho các nhà giao dịch
  • Tín hiệu bán ra: Ngược lại, với sự hình thành ba nến giảm liên tiếp có phần thân nến giảm, bấc dưới dài, bấc trên ngắn hoặc không hình thành sẽ mang tín hiệu giao dịch bán.

Ngoài ra, để chắc chắn hơn về việc vào lệnh giao dịch, các nhà giao dịch cũng nên kết hợp với các công cụ hoặc chỉ báo kỹ thuật khác bên cạnh các tín hiệu có được từ nến Heiken Ashi.