Proof of Authority là gì? Đánh giá cơ chế đồng thuận POA
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  
Thẻ gắn: proof of authority là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-2-7
Với những nhà đầu tư mới tìm hiểu thì chắc hẳn sẽ quen thuộc với hai cơ chế POW (Proof of Work) và POS (Proof of Stake) bởi chúng được hầu hết các dự án blockchain hàng đầu sử dụng. Tuy nhiên, để cải thiện những tồn tại từ hai cơ chế này cũng như phát triển hơn để phù hợp với các xu hướng mới trên thị trường, các cơ chế đồng thuận mới cũng ra đời. Nổi bật trong số đó phải đề cập đến Proof of Authority (POA). Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn Proof of Authority là gì cùng những giải pháp mà nó mang lại cho thị trường blockchain hiện nay.
Proof of authority là gì?
Proof of Authority (viết tắt: POA) hay Bằng chứng uỷ quyền là một thuật toán, cơ chế đồng thuận dựa trên độ uy tín của các trình xác thực để có thể tạo ra các block mới, cung cấp sức mạnh tính toán cho mạng lưới. Thuật ngữ POA được giới thiệu bởi co-founder của Ethereum Gavin Wood năm 2017. Thay vì người tham gia xác thực đặt cọc token hay coin như cơ chế Proof of Stake thì sẽ sử dụng danh tiếng của mình.
Trình xác thực của mô hình Proof of Authority có giới hạn thường không vượt quá con số 100. Cơ chế đồng thuận này hướng đến các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân có nhu cầu xây dựng mạng lưới blockchain riêng tư, về cơ bản không cân nhắc đến sự tham gia của cộng đồng người dùng thông thường. POA không đòi hỏi quá nhiều tài nguyên nhưng nó đòi hỏi người xác thực phải hành động trung thực, hoạt động đúng đắn tuân theo cơ chế của mạng.
Giải pháp cơ chế POA mang lại cho các dự án blockchain
Nếu so với POW hay POS thì cơ chế này vẫn được coi là tương đối mới, nhưng cũng đã được công nhận bởi những hiệu quả về năng lượng, tốc độ trong mạng lưới. Cụ thể hơn:
- Không đòi hỏi tài nguyên hoạt động để tính toán cũng như các thiết bị dành riêng, chuyên dụng.
- Thay vì tập trung vào các giá trị kinh tế, cơ chế POA sẽ đặt cược uy tín của mình và có thể loại bỏ sự chênh lệch giá trị token, đảm bảo sự công bằng, động lực như nhau đối với những người tham gia mạng lưới sẽ có đóng góp để mạng lưới có thể phát triển và thành công.
Cơ chế hoạt động của POA là gì?
Các trình xác thực sẽ sử dụng phần mềm để phân bổ, sắp xếp các giao dịch thành các block một cách tự động mà không cần phải giám sát máy tính liên tục. Để được chọn trở thành một trình xác thực, người dùng sẽ cần đáp ứng những điều kiện bao gồm:
- Đáng tin cậy, danh tính phải được kiểm tra không phạm tội, không có tiền án tiền sự
- Các thông tin về danh tính của người xác thực sẽ được kiểm chứng trên mạng lưới và kiểm tra chéo trên các mạng lưới công cộng. Từ đó có thể xác nhận danh tính.
- Hoàn thành các thủ tục cần thiết liên quan đến tuân thủ quy trình nghiêm ngặt cũng như khuyến khích các cam kết lâu dài.
Các quy trình được đảm bảo là như nhau để đảm bảo sự công bằng, toàn vẹn và tin cậy của hệ thống, mạng lưới.
Đánh giá cơ chế đồng thuận POA
Thực tế, việc ra đời sau các cơ chế đồng thuận như POS hay POW cũng là một lợi thế của cơ chế POA. Bởi nó có thể phần nào giải quyết những tồn của những thuật toán đồng thuận trước đó. Cụ thể sự nổi bật của cơ chế Proof of Authority là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp sau đây của bài viết.
Điểm nổi bật của POA so với POS và POW
Điều đầu tiên cũng đã được đề cập trong các phần phía trên của bài viết, đó là tiết kiệm năng lượng. Sở dĩ nó có thể làm được điều này là bởi Proof of Authority không đòi hỏi các trình xác thực phải giải quyết các bài toán thuật toán phức tạp hay khai thác khối mới trong mạng. Từ đó, POA có thể giải quyết cả bài toán liên quan đến giảm thiểu và tối ưu chi phí vận hàng, cũng như không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, cơ chế POA cũng có sự bảo mật và tính ổn định tốt hơn so với POS và POW bởi mô hình phê duyệt trước một nhóm người xác thực đáng tin cậy. Với Proof of Authority, node xác thực sẽ cần chất lượng hơn số lượng, điều này cũng khiến cho tính phi tập trung của nó ít hơn. Nhưng bù lại, nó có thể cung cấp cho mạng lưới thông lượng cao hơn.
Các dự án blockchain nổi tiếng sử dụng POA
Một trong những dự án sử dụng cơ chế Proof of Authority thành công và nổi tiếng trong thị trường chính là Binance Smart Chain. Không lâu sau khi ra mắt, mạng BSC đã thu hút một lượng lớn các dự án phát triển cũng như người dùng góp phần vào sự tăng trưởng dữ liệu trong mạng lưới. Bên cạnh đó, một số exchange chain (mạng đứng sau các sàn giao dịch) cũng sử dụng cơ chế Proof of Authority có thể kể đến như OKEx chain, HECO (sàn Huobi) hay Gatechain,…
Và tất nhiên, POA vẫn có những hạn chế trong cơ chế hoạt động của mình, nhưng nó vẫn là một mảnh ghép quan trọng trong sự phát triển của blockchain trong tương lai. Trên đây là những thông tin cần thiết cơ bản để bạn có thể hiểu Proof of Authority là gì cũng như cách nó hoạt động như thế nào trong các blockchain.