Quantitative Easing là gì? Tác động của QE tới thị trường
Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  
Thẻ gắn: quantitative easing là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-10-18
Quantitative Easing không phải khái niệm quá quen thuộc với các nhà giao dịch và các nhà đầu tư trong thị trường. Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng trong các chính sách tiền tệ. Không chỉ có tác động đến thị trường giao dịch mà nó còn đóng vai trò như chính sách điều tiết nền kinh tế của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ của các quốc gia. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Quantitative Easing là gì trong các phần của bài viết này.
Quantitative Easing là gì?
Quantity Easing (QE) là một chương trình nới lỏng tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chương trình này được thực hiện thông qua hoạt động bơm thêm tiền vào thị trường bằng cách mua lại các tài sản như trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Khi cung tiền mặt trong thị trường tăng lên có thể thúc đẩy các tổ chức tín dụng cho vay ra nhiều ra, thanh khoản thị trường cũng tốt hơn.
Chính sách nới lỏng định lượng không thể thực hiện một cách bừa bãi bởi giống như con dao hai lưỡi, QE có những mặt trái mà có thể tác động xấu tới nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể, nhược điểm dễ dàng nhìn thấy nhất đó là việc đẩy lượng tiền lớn vào thị trường, tăng cung tiền nhanh chóng có thể dẫn tới lạm phát. Thêm vào đó, đồng tiền nội tệ của quốc gia sẽ mất giá, điều này hoàn toàn không có lợi cho hoạt động nhập khẩu.
Lịch sử hoạt động của Quantitative Easing (QE)
QE đã xuất hiện dưới nhiều hình thái khác nhau từ những năm 1930 khi một số quốc gia tạo thêm tiền đề có thể khôi phục nền kinh tế. Tới giai đoạn 1950 và 1960, nới lỏng định lượng đã được áp dụng nhiều hơn để có thể mở rộng phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Thời kỳ lạm phát dầu mỏ, một số NHTW cũng đã phải áp dụng chính sách này để có thể cải thiện tình hình, điển hình là Mỹ ngừng chế độ chuyển đổi đồng USD thành năm 1971.
Bản chất của hoạt động nới lỏng định lượng
Xét về bản chất thì việc nới lỏng định lượng là để tăng thêm cung tiền trong nền kinh tế, tăng lượng thanh khoản trong thị trường tài chính. Và không phải nới lỏng định lượng chỉ thực hiện in tiền mà thực tế nó còn có các hoạt động mua lại chứng khoán, trái phiếu Chính phủ từ các ngân hàng trong nước. Đồng thời cũng để kích thích các ngân hàng cho vay ra nhiều hơn.
Vì sao cần thực hiện Quantitative Easing?
Khi nền kinh tế trì trệ, phát triển chậm hoặc nó bị ảnh hưởng nặng nề từ một sự kiện nào đó của quốc gia hoặc trên thế giới buộc Ngân hàng Trung ương phải đưa ra những chính sách tiền tệ phù hợp để cải thiện tình hình. Quantitative Easing là một trong số những chính sách đó, mục đích cơ bản là có thể duy trì lãi suất thấp trên thị trường, kích thích hoạt động tín dụng của ngân hàng, bổ sung nguồn tiền lưu thông trong thị trường.
Về cơ bản, thì chính sách nới lỏng định lượng giúp:
- Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp
- Ổn định thị trường kinh tế, tài chính.
Ảnh hưởng của hoạt động nới lỏng định lượng tới thị trường
Đầu tiên, khi cung tiền tăng lên, lãi suất tiết kiệm lẫn lãi suất cho vay đều giảm. Tiết kiệm lúc này không còn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư, thay vào đó sẽ chuyển hướng sang khác thị trường đầu tư khác để có được lợi nhuận tốt hơn.
Tâm lý chung của thị trường cũng sẽ lạc quan hơn, thúc đẩy việc tham gia vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, khi các Ngân hàng TW mua lại trái phiếu hay tài sản của doanh nghiệp đồng nghĩa nguồn tiền mới cũng sẽ đổ vào, doanh nghiệp đó có thể cân nhắc mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc đưa vốn đi đầu tư vào các thị trường khác.
Những lần Mỹ thực hiện nới lỏng định lượng trên thực tế
Mỹ là một trong những quốc gia đã nhiều lần thực hiện nới lỏng định lượng nhằm kích thích nền kinh tế đang suy thoái có thể phục hồi trở lại.
- Tháng 11 năm 2008: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, FED đã thực hiện hạ lãi suất đồng thời mua lại các khoản nợ, trái phiếu kho bạc với tổng chi lên tới 1,700 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù sau khi thực hiện chính sách QE nền kinh tế đã phục hồi nhưng không kéo dài được quá lâu.
- Cuối tháng 11 năm 2010 đến giữa 2011: Chương trình “Operation Twist” đã được FED tiếp tục triển khai nhằm “cứu vãn” nền kinh tế Hoa Kỳ thời điểm đó với một gói 400 tỷ đô la Mỹ và một gói 267 tỷ đô để thực hiện bán các trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới 3 năm và mua các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 6-30 năm.
- Tháng 9 năm 2012: FED đã thực hiện mua các chứng khoán nợ có tài sản sản đảm bảo trị giá lên tới 40 tỷ đô một tháng bằng in thêm tiền sau đó mua lại tài sản ngân hàng đồng thời duy trì lãi suất 0% trong ngắn hạn.
Hy vọng với những thông tin phía trên, bạn đã hiểu hơn về chính sách quantitative easing là gì cũng như những ảnh hưởng của chính sách này tới thị trường.