RSI là gì? Ứng dụng chỉ báo RSI trong giao dịch
Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  
Thẻ gắn: rsi là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-10-8
Chỉ báo RSI là một trong chỉ báo hàng đầu trong phân tích kỹ thuật, được nhiều nhà giao dịch tin tưởng sử dụng. Vậy RSI là gì, những tín hiệu giao dịch từ chỉ báo này được sử dụng trong giao dịch như thế nào? Chỉ báo này có thể kết hợp với những công cụ khác hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
RSI là gì?
RSI hay Relative Strength Index là một chi báo kỹ thuật được các nhà giao dịch sử dụng để đo lường sự biến động của giá trên thị trường trong một khoảng thời gian xác định. Chỉ báo này được nghiên cứu và phát triển bởi J. Welles Wilder vào năm 1978 thông qua cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems” (tạm dịch: Những khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật) cùng một số chỉ báo kỹ thuật khác như chỉ báo ADX hay ATR.
Thực tế, Welles Wilder khởi đầu trong thị trường giao dịch không mấy thành công, tuy nhiên nhờ đó mà ông đã dành thời gian nghiên cứu, tổng hợp các kinh nghiệm giao dịch và phát triển chúng thành các chỉ báo kỹ thuật rất hiệu quả đối với các nhà giao dịch trong thị trường.
Công thức tính RSI
Chỉ báo RSI được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó: RS chính bằng Trung bình tăng chia cho Trung bình giảm của giá.
Hiện nay, hầu hết các nền tảng biểu đồ trực tuyến hoặc các sàn giao dịch đều tích hợp chỉ báo RSI hoàn toàn miễn phí, các nhà giao dịch không cần phải tự mình tính toán chỉ báo theo công thức.
Ý nghĩa của chỉ báo RSI
RSI hiển thị dưới dạng biểu đồ dao động phía bên dưới biểu đồ giá. Chi tiết hơn, chúng là một đường cong di chuyển trong khoảng giá trị từ 0 đến 100. Chỉ báo này cần được lưu ý nếu đi qua các mức 30, 50 hoặc 70. Cụ thể:
- Chỉ báo RSI vượt 70: Thị trường báo hiệu ở mức quá mua. Điều này lý giải cho việc giá cổ phiếu được đẩy lên cao hơn so với mức cân bằng. Bên cạnh đó, nó cũng là một tín hiệu cho thấy giá có thể giảm xuống trong thời gian tới.
- Chỉ báo RSI xuống dưới mức 30: Ngược lại khi chỉ báo vượt mức 70, lúc này RSI cho thấy thị trường rơi vào vùng quá bán. Nó cũng là một tín hiệu báo hiệu giá có thể tăng trở lại, các nhà đầu tư có thể cân nhắc các cơ hội mua vào.
- RSI trong khoảng 30 - 70: Giá nằm trong vùng trung tính, khi RSI ở mức 50 có thể cho thấy thị trường không có xu hướng rõ ràng.
Hướng dẫn sử dụng RSI chuyên sâu
Chỉ báo RSI có thể được ứng dụng trong nhiều chiến lược giao dịch khác nhau cũng như xác định các xu hướng của thị trường. Dưới đây là hai trong số những chiến lược giao dịch RSI chuyên sâu phổ biến.
Xác định vùng quá mua quá bán với RSI
Về cơ bản, ứng dụng chính và hiệu quả nhất của RSI vẫn là xác định vùng quá mua, quá bán của thị trường thông qua các mức cao và mức thấp mà có thể thấy được thông qua biến động của đường RSI. Khi thị trường ở mức quá mua tức là giá tài sản đang được giao dịch với mức giá cao hơn giá thực. Nói cách khác là tài sản đó đang được giao dịch và định giá cao hơn so với giá trị nội tại của nó. Chính vì vậy mà các nhà giao dịch thường kỳ vọng một đợt điều chỉnh hoặc thậm chí là đảo chiều xu hướng.
Tương tự đối với trường hợp quá bán khi chỉ báo RSI cắt xuống phía dưới mức 30. Tức là giá giao dịch đang ở dưới mức giá trị thực. Khi nhận ra điều này, các nhà giao dịch sẽ chờ đợi giá phục hồi và cũng có thể đảo chiều xu hướng và tìm các cơ hội giao dịch mua vào phù hợp. Đồng thời, các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng chỉ báo này để xác định các đỉnh và đáy của thị trường cũng như các mức cản quan trọng được hình thành từ những đỉnh và đáy đó.
Tín hiệu phân kỳ với RSI
Phân kỳ xuất hiện khi chỉ báo RSI đang tăng lên nhưng biểu đồ giá phía trên lại đang cho thấy giá giảm xuống hoặc ngược lại RSI đang giảm nhưng giá tài sản lại đang tăng lên. Nói cách khác là khi xu hướng thị trường ngược lại với chỉ báo RSI thì tín hiệu phân kỳ xuất hiện. Tín hiệu phân kỳ được chia thành tín hiệu phân kỳ dương và tín hiệu phân kỳ âm tương ứng. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ báo hiệu cho các nhà giao dịch rằng xu hướng trên thị trường có thể sẽ đảo chiều trong tương lai gần.
Source: www.tradingview.com
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo RSI
Thực tế, bản thân RSI cũng là một chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ giao dịch cho các nhà đầu tư trên thị trường. Tín hiệu của chỉ báo này chính xác hơn khi được xem xét trong khung thời gian dài hạn và có thể xuất hiện tín hiệu giả khi các nhà đầu tư quan sát chúng trong khung thời gian ngắn hạn. Để củng cố thêm cho các tín hiệu giao dịch, bạn nên sử dụng kết hợp chúng với các chỉ báo hoặc một số mô hình nến khác.
Hy vọng với những thông tin phía trên đây, bạn đã nắm được khái niệm RSI là gì, cách tính chỉ báo này cũng như cách sử dụng chỉ báo RSI chuyên sâu.