Safemoon Coin là gì? Liệu đã đến “hồi kết” sau cáo buộc lừa đảo?

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  

Thẻ gắn: safemoon coin  

Thời gian đăng bài: 2025-1-24

Bên cạnh xu hướng meme coin “ăn theo” DOGE coin, 2021 cũng nổi lên với các đồng token SAFE tức các đồng coin bắt đầu với cụm từ SAFE. Đề cập tới xu hướng này mà bỏ qua đồng Safemoon coin thì quả thực thiếu xót bởi đồng coin này trong vòng 7 ngày có tỉ lệ ROI lên tới hơn 1,000%. Tuy nhiên đến cuối giai đoạn 2023, dự án này đã vướng phải lùm xùm khi bị Uỷ ban Chứng khoán Mỹ cáo buộc lừa đảo và ít nhiều cũng đã có những tác động tới dự án. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Safemoon coin và những tin tức xung quanh nó trong bài viết hôm nay nhé.

Safemoon coin là gì?

Safemoon coin là một loại token được phát triển trên BSC (Binance Smart Chain) và ra mắt vào đầu tháng 3 năm 2021. Tên gọi của đồng coin này xuất phát từ cụm từ “going to the moon” rất phổ biến trong cộng đồng các nhà giao dịch, chỉ hiện tượng giá một đồng coin nào đó tăng mạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Safemoon được thiết kế nhằm “không đi vào vết xe đổ” của những đồng coin “ăn xổi” trên thị trường. Mà thay vào đó những người nắm giữ nó có thể nhận lợi nhuận khi nắm giữ trong dài hạn.

Safemoon coin là gì

Đội ngũ đứng sau dự án này là những tên tuổi có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều nhóm ngành bao gồm John Karony, một cựu chuyên viên phân tích tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và năm thành viên nổi bật đó là Thomas Smith, Jack haines, Charles Karony, Hank Wyatt và Jacob Smith. Chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi ra mắt, đội ngũ dự án đã đưa ví Safemoon vào giai đoạn thử nghiệm beta. Sau đó vài tháng, ứng dụng đã được phát hành trên App Store và Google Play.

Phiên bản cập nhật Safemoon V2

Safemoon đã kết thúc một năm đầy năng suất khi ra mắt Safemoon V2 vào cuối 2021 được cải tiến hơn về hợp đồng. Phiên bản V2 Safemoon đã hợp nhất token gốc với tỷ lệ 1:1000, giảm phí giao dịch xuống chỉ còn 2%. Người dùng có thể thực hiện chuyển đổi thủ công qua ví điện tử của người dùng. Đồng thời dự án cũng đã công bố kế hoạch cho ra mắt thẻ ghi nợ Safemoon tuy nhiên kế hoạch này sau đó đã bị trì hoãn.

Các tính năng của Safemoon

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng các tính năng của Safemoon coin vẫn mang sự đặc biệt và độc đáo mà có thể bạn cũng tò mò muốn biết. Cụ thể các chức năng của Safemoon đó là:

  • Phần thưởng Static: Phần thưởng sẽ được trao tùy thuộc số lượng Safemoon coin được giao dịch của mỗi người. Cơ chế này cũng khuyến khích những người sở hữu đồng Safemoon thu được khoản lợi nhuận lớn khi tham gia farming.
  • Cơ chế kiểm soát đốt coin: Không phải cơ chế đốt luôn mang đến hiệu ứng tích cực cho mọi dự án bởi có những dự án không thể kiểm soát và có thể tối đa hóa tác động của nó. Safemoon đã triển khai chiến lược đốt coin mang lại lợi ích cho cộng đồng, các lần đốt và số lần đốt sẽ luôn được công khai trên trang chủ của Safemoon.
  • Cung cấp thanh khoản tự động: Một phần phí 5% từ các hoạt động swap, trao đổi sẽ được ghi lại trong hợp đồng thông minh ở một phần độc lập. Chúng sẽ được tích đến một điểm nhất định, cụ thể là 500 tỷ token sẽ được chuyển thành nhóm thanh khoản tự động và sau đó sẽ cung cấp thanh khoản mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp thanh khoản.

Thực hư tin đồn Safemoon bị Mỹ cáo buộc lừa đảo

Safemoon coin tiếp tục bước vào năm 2022 với những sự kiện bùng nổ mới. Tuy nhiên lại là những sự kiện mang hướng tiêu cực khi FBI, SEC, IRS và Văn phòng Công tố Đông New York đã cáo buộc Safemoon lừa đảo và ra lệnh bắt giữ những người đứng sau dự án này.

Cụ thể hơn về cáo buộc này thì ba nhà sáng lập Kyle Nagy, CEO John Karony và CTO Thomas Smith bị buộc tội âm mưu gian lận, lừa đảo chứng khoán và rửa tiền. Đồng thời token SFM thuộc Safemoon coin V2 bị cáo buộc là một loại chứng khoán trá hình, hình thức chào bán nó là hành vi bán chứng khoán trái pháp luật. Ba lãnh đạo chủ chốt của Safemoon đã gian dối về việc không thể tiếp cận phần SFM coin bị khóa nhưng thực tế sau khi vốn hóa đạt 8 tỷ USD, họ đã bán ra phần token này với số tiền lên tới 200 triệu đô la Mỹ.

Safemoon coin bị cáo buộc lừa đảo

Không chỉ vậy, số tiền này còn được sử dụng để mua SFM coin trên thị trường, đẩy giá tăng cùng nhiều thủ đoạn khác. Không ít lần trong quá khứ, Safemoon coin đã dính phải các tin đồn về chiêu trò bơm thổi giá token. Sau khi các tin tức về việc bắt giữ nổ ra, giá token Safemoon đã sụt giảm tới 50%, các kế hoạch được công bố trước đó đã bị tạm ngưng. Tới cuối 2023, Safemoon đã chính thức đưa ra thông báo phá sản, một dấu chấm hết sau hành trình đầy biến động.

Safemoon có phải một dự án lừa đảo?

Thực tế, khác với một số dự án tiền điện tử vẫn trong quá trình đầu tư thì những cáo buộc về Safemoon coin của những nhà chức trách là hoàn toàn có căn cứ. Nếu bạn chưa biết thì đầu 2023, dự án này cũng đã từng phải đối mặt với một đợt tấn công khi hacker phát hiện lỗ hổng khiến số lượng token tương đương 9 triệu đô “bốc hơi” mặc dù sau đó đàm phát lấy lại được 7 triệu đô nhưng thực tế lòng tin của nhiều người dùng Safemoon coin cũng đã “bốc hơi” theo 9 triệu đô ban đầu bị mất. Dù cho có thoát khỏi cáo buộc thì để thực sự quay trở lại thị trường này cũng không hề dễ dàng gì cho Safemoon và đội ngũ phát triển đứng sau.