Sàn OTC là gì? Những điều cần biết về thị trường OTC
Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  
Thẻ gắn: sàn otc là gì  
Thời gian đăng bài: 2024-7-22
Nhà đầu tư trong thị trường chắc hẳn đã quen thuộc với những sàn giao dịch như HNX, HOSE, Upcom nhưng có thể chưa biết đến sàn OTC hay thậm chí là thuật ngữ OTC. Chi tiết sàn OTC là gì, nó có sự khác biệt như thế nào so với những sàn giao dịch khác hay có những điều gì cần lưu ý khi giao dịch trong thị trường này hay không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các phần của bài viết hôm nay.
Thị trường OTC là gì?
OTC là viết tắt của Over The Counter, tạm dịch là giao dịch qua quầy. Đây là phương thức giao dịch chứng khoán thông qua mạng lưới liên kết các broker, dealer (đại lý, môi giới) thay vì giao dịch thông qua các bên giao dịch tập trung. Thị trường OTC là nơi giao dịch các chứng khoán không được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung như NYSE (Sở Giao dịch Chứng khoán New York).
Những chứng khoán này thường là các cổ phiếu của các công ty nhỏ không đủ điều kiện niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung. Và chúng được gọi với cái tên là cổ phiếu chưa niêm yết. Tuy nhiên các chứng khoán này vẫn chịu sự quản lý cũng như phải tuân thủ theo các nguyên tắc của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Ở Việt Nam thì hai thị trường này đều phải tuân theo Luật Chứng khoán Việt Nam.
Sàn OTC là gì?
Với những giải thích phía trên, bạn có lẽ cũng hiểu được phần nào về sàn OTC là gì. Sàn OTC là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch cho những chứng khoán chưa được niêm yết. Nó sẽ không diễn ra và cũng không có các địa điểm vật lý cụ thể nào đó như các sàn giao dịch truyền thống. Thay vào đó, các giao dịch của sàn OTC thường là trực tuyến.
Các loại chứng khoán được giao dịch trên sàn OTC bao gồm:
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Công cụ phái sinh: Quyền chọn, Hợp đồng tương lai (Futures), Hợp đồng kỳ hạn (Forward),…
- Biên nhận lưu ký Hoa Kỳ (ADR)
- Forex
- Tiền điện tử
Vai trò và đặc điểm của thị trường OTC
Thị trường OTC là lựa chọn tốt nhất với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch tập trung. Điều này là bởi:
- Điều kiện niêm yết trên sàn OTC không quá phức tạp, các điều kiện có thể liên quan đến số cổ phiếu đang lưu hành, báo cáo tài chính, vốn hoá thị trường,…
- Chi phí thấp hơn: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí này cũng rất được cân nhắc bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Một số doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch OTC
Ngoài ra, SEC cũng không kiểm soát quá chặt chẽ các cổ phiếu trên sàn OTC. Một số doanh nghiệp trên một số sàn OTC không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho SEC, chính bởi vậy mà các nhà giao dịch cần nhận biết những rủi ro khi đầu tư trên thị trường này.
So sánh thị trường OTC và thị trường giao dịch tập trung
Về cơ bản hai thị trường OTC và giao dịch tập trung khác ở một số điểm sau:
|
Thị trường OTC |
Thị trường giao dịch tập trung |
Phương thức giao dịch |
Không giao dịch tập trung |
Giao dịch qua sàn giao dịch tập trung |
Cơ chế giá |
Thương lượng giữa bên mua và bán |
Dựa trên giá niêm yết trên sàn |
Cơ quan quản lý |
Thị trường Chứng khoán Việt Nam: Trung tâm lưu ký/Phòng quản lý cổ đông/Công ty chứng khoán nắm giữ sổ cổ động Thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ: SEC |
Sở Giao dịch Chứng khoán |
Một số lưu ý khi giao dịch trong thị trường OTC
Trong các phần đầu của bài viết, hy vọng bạn đã nắm được cơ bản về khái niệm thị trường OTC, sàn OTC là gì, đặc điểm của nó.
Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc giao dịch trên OTC, nhưng chúng ta cũng cần nắm được những rủi ro khi thực hiện giao dịch trên thị trường này.
Đánh giá ưu và nhược điểm của OTC
Một số ưu và nhược điểm nổi bật của giao dịch OTC đó là:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
● Mang đến các cơ hội tiềm năng, có thể sinh lời cao ● Cơ chế giá linh hoạt, thoả thuận giữa người mua và người bán ● Giá giao dịch thường thấp hơn so với các cổ phiếu được niêm yết trên sàn tập trung |
● Chưa có những quy tắc cụ thể hay chịu sự kiểm soát chặt chẽ vậy nên có những cổ phiếu không minh bạch, không được công bố rõ ràng ● Khối lượng giao dịch thấp |
Kinh nghiệm giao dịch sàn OTC
Rủi ro thì bất cứ hình thức giao dịch nào cũng sẽ có, các nhà giao dịch cũng không vì rủi ro mà không thực hiện đầu tư hay giao dịch. Thay vào đó, chúng ta sẽ có những chiến lược giao dịch phù hợp để kiểm soát rủi ro ở mức hợp lý. Một số kinh nghiệm giao dịch sàn OTC mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Chú ý đến khối lượng giao dịch hay thanh khoản của cổ phiếu
- Cân nhắc tới những mã cổ phiếu có doanh nghiệp, công ty đứng sau công bố thông tin một cách minh bạch, rõ ràng
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Ngay từ những phần đầu, bài viết đã muốn bạn hiểu được rằng đây là một thị trường rủi ro, nó có những cơ hội tiềm năng nhưng có thể không thực sự phù hợp với những ai có khẩu vị rủi ro thấp. Chính bởi vậy, bạn có thể lựa chọn giao dịch trên sàn OTC nếu cảm thấy phù hợp hoặc tiếp tục giao dịch trên sàn tập trung.