SMA là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả với đường SMA

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  

Thẻ gắn: sma là gì  

Thời gian đăng bài: 2025-4-25

SMA là một trong những loại đường trung bình động phổ biến được tin tưởng bởi nhiều nhà giao dịch bao gồm cả những người mới giao dịch, đặc biệt là những người theo trường phái phân tích kỹ thuật. Đây không phải một công cụ quá phức tạp nhưng nhiều người không thực sự hiểu hết về chỉ báo kỹ thuật này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay xem đường SMA là gì, cách tích và chiến lược giao dịch với chỉ báo này.

Đường SMA là gì?

SMA (Simple Moving Average) hay đường trung bình động giản đơn là một chỉ báo kỹ thuật cho các nhà đầu tư thấy được sự biến động của giá trên thị trường, xác định xu hướng trong một khoảng thời gian. Đúng như tên gọi, SMA là đường trung bình động đơn giản nhất trong các loại đường MA. Chính bởi vậy mà nó được nhiều nhà giao dịch đặc biệt là những nhà giao dịch mới vào thị trường ưa thích.

Đường SMA là gì

SMA vẫn mang đặc điểm đặc trưng của các đường MA đó là độ trễ. Hiểu đơn giản hơn thì giá trên thị trường đã tạo đỉnh hoặc đáy thì sau đó bạn mới thấy đỉnh và đáy trên đường SMA hình thành. Đây là đặc điểm mà bạn cần lưu ý khi sử dụng chỉ báo này. Đường SMA chu kỳ càng ngắn tức càng ngắn hạn thì tín hiệu mà nó hình thành càng trễ và bạn sẽ thấy nó sẽ ít bám sát đường giá hình thành.

Các loại đường SMA phổ biến

Những đường trung bình động giản đơn phổ biến hiện nay trên thị trường bao gồm:

  • Đường SMA trong ngắn hạn: SMA 10, SMA 20
  • Đường SMA trong trung hạn: SMA 50
  • Đường SMA trong dài hạn: SMA 100 và SMA 200

Tuy nhiên, đây chỉ là những đường SMA phổ biến trên thị trường, việc lựa chọn chu kỳ cho đường trung bình động giản đơn sẽ còn tùy thuộc vào chiến lược của các nhà giao dịch. Chu kỳ càng dài thì càng thể hiện tính dài hạn của SMA và ngược lại.

Cách tính đường trung bình động giản đơn SMA

Công thức tính đường SMA không quá phức tạp và nhiều thành phần như các đường EMA hay WMA, nó được tính toán bằng cách tính trung bình giá đóng cửa của một tài sản trong “n” giai đoạn. Cụ thể, hãy nhìn công thức tính của SMA dưới đây:

SMA = SMA

Hãy cùng nhìn một ví dụ dưới đây để hiểu hơn về cách tính này. Giả sử cổ phiếu A có mức giá đóng cửa trong 5 ngày gần nhất như bảng dưới đây:

Ngày

Giá (P)

1

10

2

12

3

15

4

9

5

11

Khi sử dụng SMA 5 ngày chúng ta sẽ tính toán trung bình mức giá đóng cửa 5 ngày. Cụ thể SMA = SMA Sample= 11.4. Và việc tính toán này sẽ tiếp tục cho các mức giá tiếp theo, đường SMA sẽ nối các điểm giá trung bình này lại với nhau.

Ý nghĩa chỉ báo SMA

Như trong phần đầu của bài viết, đường SMA là chỉ báo quan trọng trong phân tích để xác định xu hướng ở thời điểm hiện tại và dự đoán xu hướng tiềm năng. Đồng thời chỉ báo kỹ thuật này cũng đóng vai trò như một đường hỗ trợ kháng cự động trên biểu đồ.

Khi đường giá nằm phía trên đường SMA thì chỉ báo này đóng vai trò như đường hỗ trợ và ngược lại, SMA đóng vai trò như đường kháng cự. Và vì đường SMA sẽ không phải là đường thẳng mà sẽ biến động theo đường giá nên nó được coi là các mức cản động. Tùy thuộc vào chu kỳ của đường trung bình động giản đơn sẽ đánh giá được mức kháng cự hỗ trợ mạnh hay yếu.

Chiến lược giao dịch với đường SMA

Đường SMA được sử dụng trong giao dịch với các chiến lược phổ biến như:

  • Chiến lược cắt đường giá: Các nhà giao dịch sẽ theo dõi thời điểm đường SMA giao cắt với đường giá của cổ phiếu. Khi giá vượt qua đường SMA, nó có xu hướng tăng lên trong thời gian tiếp theo đó. Chính bởi vậy mà các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm các cơ hội mua vào. Ngược lại, khi giá cắt xuống phía dưới đường SMA, các nhà giao dịch có thể sẽ thấy giá giảm xuống và có thể có xu hướng giảm giá trong thời gian tới. Lúc này các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm cơ hội để bán ra.
  • Chiến lược giao cắt: Thay vì chỉ sử dụng một đường SMA duy nhất, các nhà giao dịch có thể chọn hai đường SMA ở hai chu kỳ khác nhau. Việc theo dõi, xem xét các thời điểm mà hai đường SMA này giao nhau để tìm kiếm cơ hội vào lệnh. Thông thường, đối với các nhà đầu tư dài hạn sẽ sử dụng cặp đường SMA 50 và SMA 200. Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn có thể sử dụng SMA 10 và 20.

Ngoài hai chiến lược phía trên, các nhà giao dịch hoàn toàn có thể kết hợp đường SMA với các chỉ báo kỹ thuật khác hoặc các công cụ khác để chắc chắn hơn cho những phán đoán, phân tích của mình. Đồng thời hãy chú ý tới độ trễ của chỉ báo này để sử dụng sao cho phù hợp với các chiến lược của mỗi nhà giao dịch.