Stable Coin là gì? Có các loại Stablecoin nào trên thị trường?
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  
Thẻ gắn: các loại stablecoin  
Thời gian đăng bài: 2022-9-1
Stable coin là một trong những thuật ngữ phổ biến mà các nhà đầu tư, các nhà giao dịch trong thị trường tiền điện tử cần phải biết. Tuy nhiên, với những người mới thì có lẽ chưa nắm được đồng stablecoin là gì hay các loại stablecoin trên thị trường được phân chia ra sao? Bên cạnh đó thì các đồng stablecoin có đặc điểm gì khác so với các đồng coin khác hay không và cả những thắc mắc liên quan đến stablecoin thuật toán. Các phần trong bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc đó giúp bạn.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là từ kết hợp stable và coin, có thể hiểu theo nghĩa đen là đồng ổn định. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một nhóm các đồng coin được các tài sản khác hỗ trợ về mặt giá trị. Chính vì vậy mà giá trị của các loại stablecoin ổn định hơn so với những đồng tiền điện tử khác trên thị trường.
Các đồng stablecoin cũng được xây dựng trên blockchain cũng như được hưởng giá trị từ công nghệ này. Điểm khác biệt lớn nhất của đồng stablecoin đó là giá trị của nó sẽ được gắn với một loại tài sản. Các đồng coin này được đánh giá là có rủi ro rất thấp và gần như là không có rủi ro. Một số đồng stablecoin phổ biến có thể kể tới như USDT (Tether), UST (stablecoin của LUNA), cREAL (stablecoin của CELO), …
Giải pháp mà các đồng stable coin mang lại cho crypto
Giá các đồng coin trên thị trường crypto luôn biến động, thậm chí là biến động rất nhanh và mạnh. Đó có thể coi là một trong những vấn đề lớn nhất của thị trường tiền điện tử. Lúc này, các loại stablecoin được tạo ra nhằm giải quyết phần nào đó vấn đề này.
Nhờ vào tài sản hỗ trợ giá trị cho đồng stablecoin mà có thể giảm thiểu sự biến động đó bằng cách duy trì các đồng coin này như một dạng tài sản dự trữ mà không cần chuyển đổi ra các đồng tiền fiat. Bên cạnh đó khi tiền điện tử trở nên ngày càng phổ biến, một số tổ chức, cửa hàng có thể chấp nhận các đồng stablecoin như một phương thức thanh toán thay vì các đồng coin đầy biến động trên thị trường.
Các loại stablecoin hiện nay trên thị trường
Mặc dù đều được xây dựng trên blockchain nhưng các loại stablecoin có cấu trúc tài sản hỗ trợ khác nhau. Sẽ có nhiều cách phân chia stablecoin, nhưng phổ biến nhất là loại coin này được chia thành ba loại: stablecoin được fiat hỗ trợ, stablecoin thuật toán và stablecoin được đồng coin khác hỗ trợ.
Đồng stablecoin được đồng fiat hỗ trợ
Fiat-backed stablecoin hay các đồng stablecoin được hỗ trợ bởi các đồng tiền fiat là loại phổ biến nhất trong các loại stablecoin trên thị trường. Giống như chính cái tên của nó, loại stablecoin này được hỗ trợ giá trị bởi các đồng tiền pháp định như USD hay Euro với tỷ lệ gần như là 1:1.
Điều này đồng nghĩa các tổ chức phát hành các đồng stablecoin sẽ cần dự trữ một lượng fiat tương ứng với số đồng ổn định đang lưu hành trên thị trường. Hiện nay, stablecoin được đồng fiat hỗ trợ có vốn hoá thị trường lớn nhất là USDT, được hỗ trợ giá trị bởi đồng USD.
Stablecoin thuật toán là gì?
Stablecoin thuật toán có lẽ là thuật ngữ xa lạ hơn với ngay cả các nhà giao dịch đã có kinh nghiệm trên thị trường. Khác với loại stablecoin vừa được đề cập phía trên thì stablecoin thuật toán sẽ ổn định giá trị của nó thông qua thuật toán và smart contract nhằm quản lý nguồn cung đồng coin lưu hành trên thị trường.
Tuy nhiên, trong số các loại stablecoin thì stablecoin thuật toán dễ gặp phải rủi ro phá giá nhất. Bởi lẽ nguồn cung của nó sẽ được điều chỉnh theo biến động giá nhằm ổn định được giá trị. Rủi ro này có thể thấy được rõ ràng nhất đó là đợt khủng hoảng đồng UST - stablecoin của LUNA vào tháng 5/2022 vừa rồi.
Crypto-backed Stablecoin là gì?
Tương tự như hai loại stablecoin được giới thiệu phía trên, crypto-backed stablecoin là đồng coin được hỗ trợ bởi một hoặc một vài đồng tiền điện tử khác. Vẫn với cơ chế hoạt động như vậy, tổ chức, dự án phát hành đồng stablecoin này sẽ phải dự trữ một lượng tiền điện tử khi lưu hành đồng stablecoin đó.
Stablecoin được hỗ trợ bởi các đồng coin khác hoạt động trong blockchain, phi tập trung. Tuy nhiên, như đã đề cập từ phần đầu đó là bản thân giá trị của các đồng tiền điện tử đã không ổn định và luôn biến động. Chính vì thế mà crypto-backed crypto sẽ cần phải sử dụng một bộ giao thức (protocol) để có thể đảm bảo được giá trị của nó. Một ví dụ để bạn có thể hiểu hơn về loại stablecoin này là đồng DAI (MakerDAO).
Các đồng stablecoin có nên là lựa chọn đầu tư không?
Theo dòng phát triển của blockchain cùng thị trường tiền điện tử, thời điểm vàng mà các loại stablecoin được đánh giá là “bùng nổ giá trị" là vào năm 2018. Ở thời điểm đó, đã có hơn 30 dự án stablecoin đã được phát hành ra thị trường. Và thời gian đã chứng minh, mặc dù có biến động nhưng gần như giá trị của các stablecoin đều được đảm bảo và duy trì. Vậy thì có nên đầu tư vào các đồng ổn định này hay không?
Nếu các nhà giao dịch kỳ vọng vào các khoản đầu tư có được tỷ suất sinh lời cao thì các loại stablecoin không phải lựa chọn thông minh. Điều này rất dễ hiểu, bởi giá trị của nó dù có biến động tăng cũng không thể đem lại một khoản lợi nhuận dù là nhỏ cho các nhà đầu tư được. Tuy nhiên, nếu như chỉ muốn lưu trữ giá trị, có được nguồn thu nhập thụ động từ nó thì các nhà giao dịch có thể chọn việc cung cấp stablecoin cho pool thanh khoản và nhận về theo tỷ suất đã được quy định.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những giải thích ngắn gọn, tổng quát nhất về stablecoin là gì, đặc điểm cũng như các loại stablecoin trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua đó, các nhà giao dịch có thể hiểu hơn về loại coin này cũng như có được cho mình quyết định có nên đầu tư vào các đồng stablecoin hay không.