Stop Loss là gì? Cách đặt lệnh Stop Loss để tránh bị quét
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Forex  
Thẻ gắn: stop loss là gì  
Thời gian đăng bài: 2023-11-1
Nếu đọc lướt qua các bài viết về chiến lược giao dịch, hướng dẫn cách giao dịch sẽ không khó để nhận ra chúng có điểm chung đó là luôn nhắc đến việc phải đặt stop loss. Chính xác thì stop loss là gì, lệnh này có thực sự cần thiết và bắt buộc với mọi giao dịch hay không? Khi đặt stop loss, có điều gì cần lưu ý để tránh việc lệnh của bạn bị thị trường quét? Hãy để các phần của bài viết hôm nay giúp bạn giải đáp.
Stop Loss là gì? Giao dịch có bắt buộc phải có lệnh Stop Loss hay không?
Stop Loss là một loại lệnh giao dịch được các nhà giao dịch, nhà đầu tư sử dụng để có thể cắt lỗ hay dừng lỗ một cách tự động. Lệnh Stop Loss được thiết lập ở một mức giá nhất định thường được gọi là mức giá giới hạn, lệnh sẽ được kích hoạt khi giá thị trường chạm mức giá đó. Lệnh này sẽ được sử dụng trường hợp giá trên thị trường biến động ngược lại với những gì các nhà giao dịch dự tính, kỳ vọng. Nó giúp các nhà giao dịch có thể giảm thiểu rủi ro, thua lỗ ở trong mức cho phép.
Để hiểu hơn về khái niệm stop loss là gì chúng ta sẽ cùng đến với một ví dụ của lệnh này trong thị trường chứng khoán. Giả sử cổ phiếu AAPL đang được giao dịch ở mức 170 USD. Khi vào lệnh mua tại mức giá 170 USD, nhà giao dịch cũng đồng thời đặt một lệnh stop loss ở mức 165 USD. Nếu giá không tăng như nhà giao dịch đã dự kiến trước đó mà giảm giá xuống 165 USD hoặc mức thấp hơn, lệnh dừng lỗ được kích hoạt thành một lệnh bán cổ phiếu tự động. Mặc dù không phải bắt buộc nhưng lệnh Stop Loss là một phần không thể thiếu trong các chiến lược quản trị rủi ro của mỗi nhà giao dịch.
Lệnh Stop Loss trong các thị trường giao dịch
Lệnh dừng lỗ không chỉ được quan tâm và sử dụng trong thị trường chứng khoán mà còn được sử dụng phổ biến trong các thị trường giao dịch tài chính khác. Nhưng để đề cập đến sự phổ biến của lệnh này thì có lẽ chúng ta sẽ phải nhắc đến hai thị trường chứng khoán và forex. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lệnh stop loss trong hai thị trường giao dịch này trong các phần tiếp sau đây.
Stop Loss trong chứng khoán
Trong giao dịch chứng khoán, lệnh Stop Loss được chia thành:
- Stop Loss bán: Lệnh dừng lỗ tự động kích hoạt khi giá thị trường không tăng như dự kiến mà chuyển thành giảm giá. Nhà giao dịch sẽ không bị bỏ lỡ cơ hội bán cổ phiếu cắt lỗ ở trong giới hạn có thể chấp nhận được.
- Stop Loss mua: Ngược lại với Stop Loss bán, lệnh Stop Loss mua trong chứng khoán là lệnh mua tự động khi giá có xu hướng tăng sau khi nhà giao dịch đặt một lệnh bán giới hạn trước đó. Lúc này Stop Loss không còn chỉ mang ý nghĩa dừng lỗ mà nó còn có thể giúp nhà giao dịch thu lời từ những biến động của thị trường.
Stop Loss trong giao dịch forex
Trong forex thì khái niệm lệnh stop loss là gì vẫn mang ý nghĩa tương tự như các thị trường tài chính khác. Nó cũng được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro, tổn thất tiềm ẩn trong các vị thế của các nhà giao dịch. Trong forex, lệnh stop loss hoạt động như một cơ chế đóng vị thế tự động. Nhà giao dịch cũng sẽ thiết lập một mức giá dừng mà tại đó, lệnh stop loss sẽ được kích hoạt.
Giao dịch mua bán forex có cơ chế hơi khác so với giao dịch chứng khoán. Các nhà giao dịch sẽ không thực sự sở hữu loại tiền tệ nào khi thực hiện lệnh mua bán trên sàn giao dịch forex. Chính bởi vậy mà khi thị trường chạm đến giá dừng, vị thế đang mở sẽ được đóng ở mức giá tốt nhất trên thị trường. Vị thế đó có thể bị đóng một hoặc toàn bộ, điều này còn phụ thuộc vào thiết lập của mỗi nhà giao dịch.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop Loss
Không chỉ quan tâm tìm hiểu xem stop loss là gì mà cách đặt lệnh stop loss cũng là một điểm rất đáng được quan tâm. Vị trí dừng lỗ không đặt quá xa để tránh các khoản thua lỗ lớn, nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng không đặt các lệnh dừng lỗ quá gần với giá vào lệnh tránh bị đóng lệnh không cần thiết mà chưa thực sự có được lợi nhuận cho giao dịch đó.
Vị trí thiết lập điểm giá kích hoạt Stop Loss sẽ còn tùy thuộc vào các phân tích của bạn, các mô hình nến, mô hình giá hình thành trên biểu đồ hay tuỳ vào tỷ lệ RR kỳ vọng của mỗi nhà giao dịch. Có một nguyên tắc đặt lệnh stop loss mà bạn có thể cân nhắc nhắc đó là giá kích hoạt stop loss phải được đặt ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với vị trí stop loss mà các phân tích của bạn chỉ ra. Vì sao lại như vậy? Hãy để phần tiếp theo của bài viết trả lời cho bạn.
Quét Stop Loss là gì? Những điều cần chú ý khi thiết lập để tránh bị quét stop loss
Trước khi hiểu quét Stop Loss là gì, có lẽ các nhà giao dịch sẽ cần biết về thuật ngữ “Stop Hunt". Thuật ngữ Stop Hunt mô tả hành động săn các lệnh stop loss thiết lập trên sàn giao dịch. Và nếu đã từng giao dịch, bạn sẽ không xa lạ gì với việc giá chạm stop loss rồi quay trở lại theo hướng kỳ vọng ban đầu của bạn. Điều này cũng có thể nằm trong chiến lược stop hunt. Đối với các nhà giao dịch mới vào thị trường, điều này thậm chí còn xảy ra thường xuyên.
Các bài viết về chiến lược giao dịch, về trading sẽ hướng dẫn bạn rằng bạn nên đặt stop loss ở đỉnh hoặc đáy gần nhất mà giá thị trường đã tạo trước đó. Những trader “cá mập" đã lợi dụng điều này để có lượng thanh khoản tương đối để có thể khớp lệnh. Vậy giải pháp ở đây là gì? Có phải không đặt stop loss nữa thì có thể tránh bị quét Stop Loss hay không?
Với một thị trường có tỷ lệ đòn bẩy cao như forex, việc không đặt stop loss còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể chọn điểm vào lệnh tối ưu hơn, kéo điểm kích hoạt giá stop loss của bạn lên cao hoặc thấp hơn chút so với mức đỉnh hoặc đáy trước đó nhưng vẫn cần đảm bảo tỷ lệ RR hợp lý.
Tổng kết
Như đã đề cập ngay từ đầu bài viết stop loss là gì hôm nay, lệnh stop loss là một công cụ quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tiềm ẩn và cả cảm xúc, tâm lý của các nhà giao dịch khi thực hiện các giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, để tìm được điểm giá stop loss không phải điều đơn giản, đòi hỏi các nhà giao dịch phải có thử nghiệm, có nghiên cứu và giao dịch và rút ra bài học cho riêng mình.