Sự Sụp Đổ của Tiền Mã Hoá: Lần này có gì Khác Không?
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  
Thẻ gắn: tiền mã hoá  
Thời gian đăng bài: 2022-8-1
Terra, một stablecoin (đồng tiền ổn định) — một hệ thống được cho là sẽ hoạt động giống như một tài khoản ngân hàng thông thường nhưng chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền điện tử có tên Luna — đã sụp đổ. Luna đã mất 97% giá trị của nó chỉ trong 24 giờ, phá hủy một số khoản tiền tiết kiệm để đời của các nhà đầu tư.
Sự kiện này đã làm rung chuyển cộng đồng tiền điện tử nói chung, nhưng sự thật là thế giới này ngay cả trước thảm họa Terra cũng đã khá lung lay. Bitcoin, đồng tiền điện tử gốc, đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái và kể từ đó đã giảm hơn 50%.
Đây là một cách ngẫm về sự sụt giảm đó. Hầu hết mọi người đều lo lắng về chi phí sinh hoạt tăng lên; Chỉ số giá tiêu dùng — chi phí của một giỏ hàng đại diện cho hàng hoá và dịch vụ — đã tăng khoảng 4% trong sáu tháng qua. Nhưng chi phí tương đương của giỏ hàng trong Bitcoin đã tăng khoảng 120%, có nghĩa là lạm phát hàng năm khoảng 380%.
Và các loại tiền điện tử khác còn có chỉ số tệ hơn rất nhiều. Hai thành phố — Miami và New York — đã giới thiệu tiền điện tử của riêng họ, với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các thị trưởng. MiamiCoin giảm hơn 90% so với đỉnh điểm, và NewYorkCityCoin giảm hơn 80%.
Đến giờ, tất cả chúng ta đều đã nghe về chúng, nhưng chính xác thì tiền điện tử là gì? Nhiều người — thậm chí tôi lo rằng, nhiều người đã đầu tư vào các loại tiền điện tử — mà có lẽ vẫn chưa hiểu hết về chúng. Nói rằng đó là tài sản điện tử thì đó là vẫn chưa vào đúng trọng tâm. Tài khoản ngân hàng của tôi, mà tôi chủ yếu tiếp cận thông qua mạng Internet, cũng là một tài sản kỹ thuật số, cho tất cả các mục đích thực tế.
Điều đặc biệt về tiền điện tử là cách xác lập quyền sở hữu. Tôi sở hữu số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình bởi vì luật pháp nói rằng tôi có, và ngân hàng thực thi yêu cầu pháp lý đó bằng cách này hay cách khác, chứng minh rằng tôi, có quyền được thừa hưởng và sử dụng nó. Quyền sở hữu tài sản tiền mã hoá được thiết lập thông qua blockchain, một bản ghi kỹ thuật số được mã hóa (nên mới có cái tên đó) của tất cả các giao dịch chuyển quyền sở hữu trước đây mà được cho là làm giảm sự cần thiết của bên ngoài, chẳng hạn như ngân hàng, để xác thực yêu cầu.
Mục đích của loại tài chính phi tập trung này là gì, và nó phục vụ mục đích gì? Vâng, tôi sẽ bàn đến tất cả những điều đó. Mặc dù tiền điện tử hiện đang giảm giá, nhưng các booster — và bất kỳ ai từng chơi trong không gian này có thể nói với bạn, có một vài booster thiên vị — sẽ trấn an bạn rằng điều này đã xảy ra trước đây.
Đặc biệt, Bitcoin đã luôn quay trở lại từ những lần sụt giảm trước đó, và các nhà đầu tư đã HODLed (ôm giữ khư khư đồng tiền của họ, mặc dù giá giảm) kết cục đều đem về lợi nhuận khổng lồ. Nhưng vẫn có lý do để tin rằng lần này có thể khác.
Trong quá khứ, tiền điện tử liên tục tăng giá nhờ thu hút một loạt các nhà đầu tư luôn không ngừng tang trưởng. Tiền điện tử đã từng được lưu giữ bởi một nhóm nhỏ thường có cảm giác của một giáo phái, được thúc đẩy một phần bởi sự kết hợp của tư tưởng tự do và thích thú với sự thông minh trong cách sử dụng công nghệ. Theo thời gian, giá tiền điện tử tăng đã thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư bổ sung và một số khoản tiền lớn từ Phố Wall.
Và trong khoảng một năm trở lại đây, tiếp thị tiền điện tử đã thực sự trở thành xu hướng, với sự ủng hộ từ những người nổi tiếng — bao gồm Matt Damon, Kim Kardashian và Mike Tyson — chưa kể đến các nhân vật chính trị như Thị trưởng Eric Adams của New York và ứng cử viên Thượng viện (không thành) của Đảng Cộng hòa Josh Mandel, người đã tuyên bố ý định biến Ohio trở thành “chuyên-Chúa, chuyên-gia đình, chuyên-Bitcoin”. Với tất cả những điều này, thật khó để xem còn ai khác có thể tuyển dụng thêm để đầu tư tiền điện tử.
Nhân tiện, một khía cạnh đáng lo ngại của sự thúc đẩy này là những người mua tiền điện tử tương đối gần đây — và do đó đã mất rất nhiều tiền trong vụ sang chấn tiền điện tử — có thể bao gồm một cách không cân bằng những người có khả năng bị ảnh hưởng bởi người nổi tiếng. Đó là, do họ có thể có khoản đầu tư ít hơn và kém tinh vi hơn so với các nhà đầu tư thường thấy và không có khả năng để xử lý các khoản lỗ mà họ đã thực hiện trong vài tháng qua. Dù thế nào thì, khi chúng ta nhìn về tương lai, giá trị của tiền điện tử sẽ phải phụ thuộc vào các mục đích sử dụng kinh tế cơ bản của chúng, đó là… À thì đấy. Tôi đã nghe nhiều cuộc thảo luận mà trong đó những người ủng hộ tiền điện tử đã được hỏi chính xác thì vai trò kinh tế mà tiền điện tử có thể góp phần, mà không thể đạt được tiện lợi hơn hay rẻ hơn thông qua các phương tiện khác — thẻ ghi nợ, Venmo, v.v. Ngoài các giao dịch bất hợp pháp, trong đó tiền điện tử đôi khi có thể cung cấp ẩn danh, tôi vẫn chưa nghe thấy câu trả lời mạch lạc.
Như vậy, tiền điện tử gần như không đóng vai trò gì trong các giao dịch kinh tế ngoài đầu cơ trên chính thị trường tiền điện tử. Và nếu câu trả lời của bạn là "hãy cho nó thời gian", bạn nên nhớ rằng Bitcoin đã có từ năm 2009, điều này làm cho nó trở nên cổ xưa theo tiêu chuẩn công nghệ; Apple đã giới thiệu iPad vào năm 2010. Nếu tiền điện tử sẽ thay thế tiền thông thường như một phương tiện giao dịch — một hình thức thanh toán — chắc chắn chúng ta đã thấy một số dấu hiệu của điều đó xảy ra rồi.
Chỉ cần thử thanh toán cho hàng tạp hóa của bạn hoặc hàng hóa hàng ngày khác bằng Bitcoin. Nó gần như là không thể.
Và rồi ta có El Salvador, quốc gia đã cố gắng buộc quá trình này bằng cách đấu thầu hợp pháp Bitcoin và quảng bá mạnh mẽ cũng như trợ cấp cho việc sử dụng nó, với nỗ lực biến nó thành một phương tiện giao dịch thực sự. Tất cả các chỉ số đều cho thấy đó đã là một thí nghiệm thất bại thảm hại.
Nhưng liệu tiền điện tử có thể thực sự trở thành một yếu tố quan trọng như vậy mà không có bất kỳ lý luận kinh tế rõ ràng nào ngoài suy đoán thuần túy? Nó có thể thực sự chỉ là một bong bóng được thổi phồng bởi FOMO, sợ bỏ lỡ? Những người đặt câu hỏi về mục đích của tiền điện tử liên tục phải đối mặt với lập luận rằng quy mô tuyệt đối của ngành công nghiệp này — ở đỉnh cao của nó, tài sản tiền mã hoá có giá trị gần 3 nghìn tỷ đô — và số tiền mà những tín đồ thực sự kiếm được đã chứng minh những người hoài nghi là sai. Liệu chúng ta, đối tượng công chúng, có thể thực sự ngu ngốc và nhẹ dạ cả tin như vậy không?
Vâng, có lẽ những người hoài nghi tiền mã hóa đã sai. Nhưng mà đứng trước các vấn đề về lòng tin và sự lừa đảo, câu trả lời là có, chúng ta có thể đã như thế thật.