Những Thuật ngữ Tiền Điện tử Người mới Cần Biết

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  

Thẻ gắn: Thuật ngữ tiền điện tử  

Thời gian đăng bài: 2022-9-9

Tiền mã hóa, từ một thứ mới lạ không nhiều người biết đến, bây giờ đang đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính, công nghệ và văn hóa, và gần như không ai có thể “mặc kệ” nó được nữa. Rất nhiều người đã đón nhận tiền mã hóa, từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ cho đến tổ chức tài chính lớn, cho dù loại tiền này rất dễ dao động về giá trị. Nhiều người đã đạt được lợi nhuận khủng từ việc đầu tư vào tiền mã hóa, nhưng nhiều người cũng đã mất rất nhiều tiền.

Các thuật ngữ trong thị trường Crypto cho người mới

Khi mọi người bàn về tiền mã hóa, họ có thể đang nói về một trong rất nhiều ý tưởng hay công ty khác nhau trong lĩnh vực đó. Ngành tiền mã hóa đang phát triển nhanh và thúc đẩy sự ra đời của nhiều dự án và thuật ngữ mới. Tuy lĩnh vực này khá là khó hiểu, nhưng nó đang dần dần trở nên phố biến hơn.

Việc thông thạo các thuật ngữ tiền điện tử liên quan sẽ giúp bạn rất nhiều.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một dạng đơn vị (token) điện tử, mà người dùng có thể gửi cho người khác ở khắp nơi trên thế giới.

Một Bitcoin có thể được chia thành tám chữ số thập phân, vì vậy bạn có thể gửi cho ai đó 0,00000001 Bitcoin. Giá trị nhỏ nhất của một Bitcoin - một xu của Bitcoin - được gọi là một Satoshi, được đặt theo tên của người tạo ra Bitcoin.

Bitcoin cũng là tên của mạng lưới thanh toán mà hình thức tiền điện tử này có thể được dự trữ và giao dịch. Không giống như những mạng lưới thanh toán truyền thống như Visa, Bitcoin không được vận hành bởi một tổ chức hay cá nhân. Hệ thống đó được vận hành bởi một mạng lưới phi tập trung với nhiều máy tính trên khắp thế giới. Nó theo dõi tất cả giao dịch Bitcoin, giống như việc Wikipedia được quản lý bởi một mạng lưới tác giả phi tập trung.

Bitcoin ra đời vào năm 2008 bởi một người lấy tên là Satoshi Nakamoto, nhưng người này chỉ giao tiếp với công chúng thông qua email và tin nhắn. Có vài người đã được xác định là Satoshi ngoài đời thật, nhưng danh tính thật của nhân vật này vẫn chưa được xác nhận.

Satoshi đã tạo ra những quy tắc ban đầu về mạng lưới Bitcoin, rồi chia sẻ phần mềm này cho khắp thế giới vào năm 2009. Hai năm sau, nhà sáng chế này gần như “biến mất” khỏi công chúng. Bất kì ai cũng có thể download và sử dụng phần mềm của Satoshi. Không một ai nắm quyền điều khiển mạng lưới Bitcoin hơn những người khác, kể cả Satoshi.

Bitcoin là gì?

Đào Bitcoin là gì?

Đào tiền Bitcoin là quy trình tạo ra Bitcoin mới và phân phát số tiền đó cho những máy tính giúp vận hành mạng lưới đó.

Những máy tính tham gia đào tiền Bitcoin được xem như là đang trong một cuộc chạy đua tính toán đề xử lý thông tin giao dịch mới trong mạng lưới. Chúng phải giải quyết những vấn đề toán học phức tạp, yêu cầu đến hàng tỷ tỷ lượt đoán trong một giây. Người nào chiến thắng cuộc đua đó (thường là những ai có máy tính mạnh nhất) sẽ nhận được một lượng Bitcoin. Vì những ai tham gia đào Bitcoin đều có khả năng nhận tiền, nhưng họ làm việc độc lập với nhau, nên quy trình này nhằm khuyến khích sự tham gia thường xuyên để giúp vận hành mạng lưới.

Mỗi 10 phút là có một người “chiến thắng” và được nhận tiền. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra cho đến khi có 21 triệu Bitcoin trên khắp thế giới, và khi đó sẽ không có Bitcoin mới được tạo ra nữa. Mạng lưới Bitcoin được dự đoán là sẽ đạt đến giới hạn đó vào năm 2140.

Mọi Bitcoin trên thế giới đều được tạo ra thông qua quy trình này để trao cho những máy tính đã giúp duy trì dữ liệu. Trong những năm đầu của Bitcoin, mọi người có thể đào tiền bằng cách chạy phần mềm trên laptop. Nhưng khi các tài sản số trở nên phổ biến hơn, lượng điện cần thiết để đào tiền và tạo ra Bitcoin mới đã tăng vọt. Một giao dịch Bitcoin hiện yêu cầu hơn 2.000 kilowatt giờ điện - đủ năng lượng để duy trì một hộ gia đình bình thường ở nước Mỹ cho khoảng 73 ngày.

Đào Bitcoin là gì?

Blockchain là gì?

Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu được duy trì chung và dự trữ thông tin số một cách đáng tin cậy. Blockchain đầu tiên là một cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về tất cả giao dịch Bitcoin. Những thông tin giao dịch đó được lưu trữ dưới dạng khối (block) data và được kết nối với nhau (chain) với những thuận toán phức tạp – đó là lí do vì sao công nghệ này được gọi là “blockchain”.

Sau khi blockchain Bitcoin đó hoạt động được nhiều năm, lưu trữ tất cả giao dịch Bitcoin một cách thành công và chống lại được nhiều cuộc tấn công từ hacker, nhiều nhà lập trình và doanh nghiệp bắt đầu suy nghĩ đến việc áp dụng công nghệ này cho những cơ sở dữ liệu khác ngoài Bitcoin.

Chính phủ và các công ty không thuộc lĩnh vực tài chính đã bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ thông tin. Ngân hàng thì đang xây dựng blockchain để theo dõi những thanh toán giữa các tài khoản. Ngoài ra, một số nước đang thử nghiệm với việc dùng blockchain để lưu thông tin về hồ sơ đất đai và phiếu bầu cử.

Blockchain là gì?

Tiền mã hóa là gì?

Tiền mã hóa là những loại tiền điện tử được sáng lập sau sự thành công của Bitcoin, ví dụ như Ether, Dogecoin và Tether.

Ether là tiền mã hóa được sử dụng trên mạng điện toán toàn cầu Ethereum, hoạt động theo quy tắc được đặt ra bởi phần mềm Ethereum. Thông qua những quy tắc đó, mạng Ethereum được lập trình để hoàn thành một số loại nhiệm vụ tính toán nhất định. Mọi máy tính trong mạng đó hoàn thành các nhiệm vụ cùng một lúc để đảm bảo chúng được thực hiện chính xác. Những nhiệm vụ trên thường liên quan đến tiền.

Nhà sáng chế Ethereum, Vitalik Buterin, đã ví mạng của mình như một điện thoại thông minh toàn cầu được thiết kế để hoạt động dựa trên những ứng dụng được cài trong đó. Những ứng dụng đó được gọi là Dapps vì chúng được vận hành bởi một mạng lưới máy tính phi tập trung.

Ông Buterin được truyền cảm hứng từ sự thành công của Bitcoin để thành lập Ethereum, nhưng ông ấy muốn công nghệ của mình làm được nhiều thứ hơn Bitcoin – ông ấy muốn tạo ra một hệ thống có thể xử lý được những giao dịch phức tạp hơn. Với Ethereum, hai công ty có thể thực hiện giao dịch và sau đó đều được kiểm tra dữ liệu, ví dụ như giải quyết quyền chọn mua cổ phiếu trên một máy tính chung.

Tiền mã hóa là gì?

DeFi là gì?

Tài chính phi tập trung (Decentralized Finance – DeFi) là khái niệm bao trùm những dịch vụ tài chính ra đời sau sự phát triển của tiền mã hóa. DeFi là một từ gọi chung chung cho những khía cạnh trong lĩnh vực tiền mã hóa hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống tài chính mới dựa trên Internet, sử dụng blockchain để thay thế những tổ chức trung gian truyền thống như ngân hàng hay cơ chế ủy thác. DeFi cho phép doanh nghiệp tiền mã hóa cung cấp một số dịch vụ tương tự như ngân hàng truyền thống, như cho vay mượn.

Nhà đầu tư có thể nhận được lãi suất từ khoản đầu tư tiền mã hóa của mình (lãi suất này thường nhiều hơn tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng), hay vay bằng tiền mã hóa để thế chấp cho một khoản vay. Việc vay tiền mã hóa thường không cần công đoạn kiểm tra tín dụng vì những giao dịch được đảm bảo bởi tài sản số.

Để gửi hay nhận tiền trong hệ thống tài chính truyền thống, bạn sẽ cần tổ chức trung gian như ngân hàng hay sàn giao dịch chứng khoán. Nhưng trong DeFi, những phần mềm sẽ đóng vai trò làm trung gian. Để giúp những người dùng giao dịch với nhau, hợp đồng thông minh dựa trên blockchain thực hiện nhiều nhiệm vụ như tạo ra thị trường, xử lý giao dịch và đảm bảo quy trình đó công bằng và đáng tin cậy.

NFT là gì?

Tài sản không thể thay thế (nonfungible token – NFT) là một hình thức tài sản số có thể xác nhận quyền sở hữu của chủ nhân của nó, thông qua mạng lưới blockchain.

NFT là một cách để xác nhận quyền sở hữu của một file điện tử, tương tự như khi bạn mua một tác phẩm điêu khắc đắt tiền thì bạn sẽ nhận giấy chứng nhận xác thực của sản phẩm đó. Tác phẩm điêu khắc đó sau này có thể bị sao chép, giả mạo hay đánh cắp, nhưng giấy chứng nhận xác thực đó sẽ chứng minh rằng bạn là chủ nhân của phiên bản nguyên gốc.

NFT khiến cho những tác phẩm nghệ thuật điện tử độc đáo hơn, và có giá trị bán hơn. Họa sĩ, nhạc sĩ, influencer và thương hiệu thể thao có thể dùng chúng để kiếm tiền từ những tài sản điện tử mà trước kia phải rất rẻ hoặc miễn phí. Công nghệ này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tính xác thực và đảm bảo nguồn gốc trong giới nghệ thuật trong bối cảnh thế giới ngày càng thiên về kỹ thuật số, vì nó sẽ liên kết một file điện tử đến chủ nhân của nó một cách vĩnh viễn.

Công nghệ NFT có mặt từ những năm 2010, nhưng công chúng bắt đầu biết về nó nhiều hơn vào cuối năm 2017 với CryptoKitties, một trang web cho phép người dùng mua và “nuôi” thú mèo điện tử với tiền mã hóa. Kể từ đó, nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua và bán NFT, thông thường với giá rất lớn.

NFT là gì?

Stablecoin là gì?

Stablecoin (tiền ổn định) là một loại tiền mã hóa được lập trình để theo sát giá của một tài sản ổn định, như đồng đô la hoặc tiền tệ khác của chính phủ. Để hứa với những người nắm giữ stablecoin rằng số tiền họ đầu tư vào sau này vẫn sẽ có giá trị tương đương, các nhà phát hành stablecoin sẽ giữ tài sản dự trữ, thường là chứng khoán ngắn hạn như tiền mặt, nợ chính phủ hoặc thương phiếu.

Stablecoin rất hữu ích vì giá trị của chúng được “khóa chặt” tại thời điểm giao dịch, trong khi tiền mã hóa thông thường có rất nhiều dao động lớn trong giá thị trường. Chúng tạo ra một cầu nối giữa tiền truyền thống và tiền mã hóa, và trong thời gian gần đây chúng đã trở thành một phương pháp hiệu quả và rẻ cho việc thực hiện giao dịch với tiền mã hóa.

Tuy nhiên, một số stablecoin lại được xem như một hình thức đầu tư hơi rủi ro chứ không cam kết giá trị tiền vào. Nhiều nhà hoạch định chính sách cũng đang lo lắng về stablecoin vì chúng đang trở nên rất phổ biến, và vì chúng được đảm bảo bởi tài sản dự trữ truyền thống, chúng có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tài chính rộng lớn. Hiện nay cũng không có sự giám sát đồng đều đối với những tổ chức phát hành tài sản dự trữ và tiêu chuẩn của nó, cho nên nhiều nhà phát hành stablecoin đang sử dụng nhiều loại tài sản đảm bảo khác nhau như tiền mặt, kho bạc, thương phiếu, v.v.

Stablecoin là gì?

Web3 là gì?

“Web3” là một thuật ngữ tiền điện tử được dùng để miêu tả một phiên bản mới của internet với những nền tảng sử dụng blockchain và dịch vụ dùng tiền mã hóa.

Về mặt cơ bản, Web3 nhằm mục đích thay thế các nền tảng tập trung của các công ty bằng những giao thức mở và mạng phi tập trung do cộng đồng điều hành. Thuật ngữ này đã ra đời cách đây nhiều năm, nhưng gần đây nó trở nên nổi hơn. Packy McCormick, một nhà đầu tư đã góp phần làm cho khái niệm Web3 trở nên nổi tiếng hơn, đã định nghĩa Web3 là “internet sở hữu bởi người tạo ra nó và người dùng, được điều phối bởi tiền mã hóa.”

Web3 được xem là bước tiếp theo của Web1 (khoản thời gian từ những năm 1900 đến đầu những năm 2000, lúc đó Internet được tạo nên từ những blog, diễn đàn online, và cổng thông tin sơ khai như AOL và CompuServe) và Web2 (bắt đầu từ khoảng 2005, khi Internet xuất hiện những mạng xã hội khổng lồ như Facebook, Twitter và YouTube).

Nhiều người hình dung rằng Web3 sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm mạng xã hội phi tập trung, game “play-to-earn” (chơi để kiếm tiền) tặng tiền mã hóa cho người chơi, và nền tảng NFT cho phép người dùng mua và bán tác phẩm số. Một số người còn cho rằng Web3 sẽ hoàn toàn thay đổi Internet hiện nay, xóa bỏ những rào cản hiện hữu và mở ra một nền kinh tế số mới, không có bên trung gian.

Nhưng nhiều người phê bình lại nghĩ Web3 chỉ là một nỗ lực “thay đổi thương hiệu” cho tiền mã hóa để xóa bỏ định kiến rằng tiền này chỉ dùng cho mục tiêu không trong sáng, và để thuyết phục công chúng rằng blockchain là bước tiếp theo của tin học. Một số người bi quan hơn còn cho rằng Internet sẽ trở thành một nơi mà tất cả hoạt động và giao tiếp bị biến thành món đồ để mua bán cho nhau.