Token quản trị là gì? Có nên sở hữu đồng token này không?
Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  
Thẻ gắn: token quản trị là gì  
Thời gian đăng bài: 2023-12-1
Không chỉ mang đến những tiện ích xung quanh dự án mà chính những đồng token trong thị trường blockchain cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản trị mạng lưới. Những đồng token đó được phân loại là token quản trị. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm token quản trị là gì cũng như cơ chế hoạt động của đồng token này và liệu rằng có nên đầu tư hay sở hữu loại token này hay không?
Token quản trị là gì?
Token quản trị đại diện cho quyền biểu quyết của chủ sở hữu trong các cuộc bầu chọn các thay đổi liên quan đến nền tảng hoặc mạng lưới dự án.
Các dự án trong thị trường blockchain thường có xu hướng phân quyền quản trị cho cộng đồng người dùng thay vì để một tổ chức hoặc một nhóm thực hiện quản trị tập trung - cách quản trị truyền thống trên thị trường tài chính. Vậy nhưng để đảm bảo quản trị hiệu quả, minh bạch và công bằng thì các dự án đã thiết kế mô hình token quản trị.
Nhiều người chưa thực sự hiểu được token quản trị là gì bởi lẽ họ thấy trên thị trường, nhiều đồng token ngoài chức năng chính là quản trị thì còn có thể có những chức năng khác. Việc sở hữu các token quản trị không ảnh hưởng đến việc người dùng sử dụng các tính năng khác trong nền tảng như staking, lending, yield farming,…
Cách tạo Governance Token
Dù là token quản trị hay token tiện ích thì chúng đều có thể được tạo ra và phát hành giống như những đồng token khác. Chúng có thể được phát triển trên blockchain riêng quyền hoặc trên các nền tảng blockchain có sẵn trên thị trường như Binance Smart Chain. Ethereum, Polygon. Việc sử dụng các nền tảng có sẵn giúp cho các dự án có thể tiết kiệm chi phí, cũng như có thể tận dụng các công nghệ có sẵn của nền tảng đó.
Những nhà đầu tư quan tâm đến các đồng token quản trị của dự án có thể sở hữu chúng bằng cách mua trên các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc tham gia các sự kiện phân phối token miễn phí như các chương trình airdrop. Một số dự án cũng có những chương trình phân phối token quản trị miễn phí cho những người dùng sớm của nền tảng.
Cơ chế hoạt động của token quản trị
Có thể nói token quản trị là nền tảng, cốt lõi để có thể xây dựng và thực hiện quản trị phi tập trung. Trong hầu hết các dự án, lượng token sở hữu sẽ tỷ lệ thuận với lượng phiếu bầu hoặc quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu chọn thay đổi. Đối với một số dự án sẽ đưa ra các quy tắc buộc các chủ sở hữu phải staking một lượng token nhất định để quy đổi ra các phiếu bầu. Sau đó, người dùng sẽ bỏ phiếu thông qua cơ chế smart contract để dự án có thể tự thu thập phiếu bầu, tính toán và áp dụng các thay đổi theo kết quả phần đa số phiếu.
Ngoài ra, một số dự án cũng có những giới hạn nhất định cho các đồng token quản trị. Điều này nhằm hạn chế quyền quyết định, cộng đồng bỏ phiếu sẽ chỉ có thể bỏ phiếu thay đổi một số vấn đề nhất định.
Có nên sở hữu token quản trị hay không?
Thực tế những định nghĩa liên quan như token quản trị là gì hay cách chúng hoạt động ra sao không có gì quá phức tạp. Điều mà nhiều nhà giao dịch quan tâm liệu rằng có nên nắm giữ và đầu tư những đồng token quản trị hay không.
Đánh giá ưu nhược điểm
Trước hết, hãy cùng xem bảng đánh giá ưu nhược điểm của các đồng token quản trị để có những đánh giá tổng quan về loại token này:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
● Giúp hệ thống có thể quản trị phân cấp, loại bỏ sự tiêu cực trong quản trị tập trung ● Xây dựng, thúc đẩy một cộng đồng tích cực phát triển ● Đề cao tiếng nói của cộng đồng người dùng trong dự án |
● Nhóm “whale trader" - những người nắm giữ lượng lớn token quản trị, có thể thao túng quá trình bỏ phiếu. |
Tiềm năng phát triển token quản trị trong tương lai
Với các đặc điểm của một thị trường đề cao tính phi tập trung giống như thị trường tiền điện tử thì việc token quản trị ra đời là một điều tất yếu. Thực tế, đây không chỉ là một xu hướng nổi lên nhất thời mà nó hoàn toàn có thể được sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác. Sau khi các ứng dụng DeFi hay DAO đã xây dựng cũng như áp dụng thành công mô hình quản trị này thì các lĩnh vực như Web3 hay Gaming hoàn toàn có thể làm được điều này.
Tuy nhiên, một yếu tố có thể tác động tương đối lớn đến các đồng token quản trị đó là các quy định, quy tắc của các Chính phủ đối với tiền điện tử. Nhìn vào cơ chế hoạt động của loại token này, bạn có thể dễ dàng thấy chúng cũng khá tương tự như một loại chứng khoán. Bởi vậy mà, một số quốc gia có thể sẽ có những quy định để có thể kiểm soát nghiêm ngặt hơn các token này. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của nó vẫn là điều không thể phủ nhận. Hy vọng với bài viết về token quản trị là gì hôm nay, bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc liên quan về loại token này và có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.