Uniswap (UNI coin) là gì? Điều gì đưa nó trở thành DEX hàng đầu?

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  

Thẻ gắn: uni coin  

Thời gian đăng bài: 2024-11-8

Ngay từ thời điểm ra mắt, Uniswap đã cho thấy vị thế của mình trong thị trường DEX. Cho đến thời điểm này, nó vẫn là một trong những sàn giao dịch phi tập trung hàng đầu thị trường. Không phải ngẫu nhiên khi sàn Uniswap có thể cạnh tranh duy trì vị thế của mình khi các dự án đối thủ ra mắt liên tục. Cùng lý giải điều này cũng như tìm hiểu thêm về đồng UNI coin trong bài viết hôm nay.

Uniswap là gì?

Uniswap là một giao thức phi tập trung được phát triển trên nền tảng Ethereum chính thức ra mắt vào cuối 2018. Nó là một trong số những giao thức thanh khoản tự động tiên phong trong thị trường. Giao thức này không cần sổ lệnh giao dịch như một số dự án trước đó, nó sẽ tích hợp vào giao thức thông qua smart contract và người dùng giao thức hoàn toàn có thể giao dịch mà không cần đẩy lệnh của mình lên sổ lệnh.

Đến thời điểm hiện tại, Uniswap vẫn là sàn giao dịch phi tập trung DEX lớn nhất trên Ethereum. Theo dữ liệu thống kê từ Defillama, tổng giá trị bị khoá (TVL) của Uniswap đã đạt hơn 4.5 tỷ USD. Được phát triển bởi Haydan Adams nhưng thực tế không có bất cứ cá nhân hay công ty nào nắm quyền kiểm soát giao thức này. Thay vào đó nó được quản lý bởi những người sở hữu đồng UNI coin và quỹ Uniswap Foundation.

Lịch sử phát triển sàn Uniswap

Uniswap v1 được ra mắt vào năm 2018 và chỉ hỗ trợ chuyển đổi token giữa ETH và altcoin. Điểm này cũng được coi là điểm hạn chế lớn, rào cản đối với nhiều người dùng khi họ có nhu cầu swap altcoin qua lại với nhau thì cần phải trung gian swap qua ETH trước. Tuy nhiên, Uniswap v1 vẫn được coi là nguồn cảm hứng cho nhiều dự án AMM DEX sau đó bởi công nghệ cũng như ý tưởng sáng tạo ở thời điểm đó.

Sau đó khoảng 2 năm, dự án đưa ra thị trường phiên bản v2 của Uniswap được đánh giá là bùng nổ thị trường, mang lại tỉ lệ tăng trưởng mạnh mẽ khi cho phép tạo các hợp đồng thông minh nhóm thanh khoản 2 token tiêu chuẩn ERC20 bất kỳ và tham gia cung cấp thanh khoản cho nó. Hạn chế của Uniswap v1 đã được giải quyết bên cạnh việc cải thiện để giảm thiểu phí gas hay tính năng flash swap.

Tiếp sau đó vào 2021, Uniswap v3 và năm 2023 với bản giới thiệu Uniswap v4 đã được ra mắt trên thị trường, một bước đột phá hơn, không chỉ cải thiện những hạn chế của các phiên bản đã được ra mắt trước đó mà có những thay đổi mang đến sự khác biệt cho cả thị trường phát triển DEX.

Công nghệ nổi bật của Uniswap

Công nghệ cốt lõi và cũng là điểm đặc biệt của Uniswap khiến nó trở thành nguồn cảm hứng phát triển cho nhiều dự án sàn giao dịch phi tập trung sau đó chính là cơ chế AMM.

Cơ chế AMM

AMM là viết tắt của cụm từ “Automated Market Makers” (tạm dịch là tạo lập thị trường tự động) sử dụng thuật toán để xác định mức giá dựa trên cung tài sản, không cần thông qua trung gian hay sổ lệnh. Điều này giúp Uniswap loại bỏ các hạn chế của bên thứ ba hay trung gian giao dịch, nâng cao tính phi tập trung của sàn giao dịch. Người dùng sẽ trực tiếp swap token với nhóm thanh khoản. Các nhà giao dịch có thể tham gia đóng góp vào nhóm thanh khoản (LP) này và nhận lại LP token đại diện cho số lượng token mà họ đã gửi vào LP.

Thanh khoản tập trung

Khái niệm này xuất hiện trong phiên bản Uniswap v3, cụ thể thanh khoản sẽ phân bổ trong một phạm vi giá xác định. Trong 2 phiên bản trước đó, thanh khoản sẽ được phân bổ đều theo đường cong khoảng giá (0, ∞). Thực tế khi trải dài như vậy, phần lớn tài sản trong nhóm thanh khoản sẽ không được sử dụng.

Để cải thiện, ở phiên bản v3, nhà cung cấp thanh khoản có thể tập trung vào khoảng giá nhỏ hơn. Ví dụ, pool thanh khoản của UNI/ETH, một LP có thể phân bổ token của mình trong phạm vi giá 0.90 - 1.01, tuy nhiên cũng có những LP khác có thể phân bổ trong khoảng giá 0.99 - 1.1. Một nhà cung cấp thanh khoản có thể đóng góp token trong nhiều khoảng giá khác nhau.

UniswapX

UniswapX là giao thức nguồn mở dựa trên hoạt động đấu giá dành cho việc giao dịch giữa các AMM và các nguồn thanh khoản khác. Hiện tại thì Uniswap mới có trên mainnet của Ethereum và dự án sẽ cố gắng mở rộng ra các blockchain khác trên thị trường.

Một số công nghệ nổi bật của UniswapX

Tính năng của nền tảng Uniswap

Giao thức Uniswap đã phát triển và giới thiệu những tính năng nổi bật bao gồm:

  • Swap: Tính năng cốt lõi quan trọng nhất của Uniswap. Người dùng sẽ sử dụng tính năng này để swap token với nhau và trả phí giao dịch 0.3% giá trị giao dịch.
  • Range Orders: Lệnh giao dịch có thể được đặt trong một khoảng giá xác định. Khi giá thị trường khớp thì lệnh giao dịch đó sẽ được thực hiện tự động.
  • NFTs: Không chỉ giao dịch token, người dùng Uniswap có thể giao dịch các NFT thông qua NFT Aggregator Marketplace và với tính năng này người dùng có thể tiết kiệm phí gas lên tới 15%.

UNI coin là gì?

Sau gần hai năm trên thị trường, Uni Swap cho ra mắt đồng UNI coin là token quản trị của Uniswap. Đồng UNI coin được sử dụng với mục đích chủ yếu là token quản trị. Ở thời điểm ra mắt, nó còn được kỳ vọng sẽ tham gia vào các hoạt động của giao thức. Tuy nhiên, hiện tại đồng coin này được chủ yếu sử dụng vào việc bỏ phiếu quyết định các thay đổi của Uniswap, cơ chế hoa hồng bằng đồng UNI khi tham gia mining thanh khoản đã bị bãi bỏ.

Tháng 9 năm 2020, giao thức này phân bổ UNI coin ra thị trường theo một cách rất khác, đó là chuyển tổng 400 token UNI vào các địa chỉ ví đã sử dụng giao thức này. Ước tính khoảng hơn 250,000 địa chỉ ví điện tử đã nhận được token trong đợt airdrop đặc biệt này với tổng giá trị khoảng 1,500 USD ở thời điểm đó.