Volatility là gì? Chiến lược giao dịch trong giai đoạn này

Các hạng mục bài viết: Giao dịch CFD  

Thẻ gắn: volatility là gì  

Thời gian đăng bài: 2024-6-1

Khi đọc các bài viết phân tích trong thị trường giao dịch forex, chứng khoán hay crypto cũng như một số thị trường khác, bạn sẽ thường xuyên thấy đề cập tới thuật ngữ Volatility. Vậy chính xác thì Volatility là gì, nguyên nhân của những giai đoạn biến động trong thị trường là gì, chúng ta có thể giao dịch như thế nào trong giai đoạn này?

Volatility là gì?

Volatility hay độ biến động là một thước đo đo lường sự thay đổi giá của một tài sản bất kỳ, có thể là biến động tăng hoặc cũng có thể là biến động giảm theo thời gian. Hiểu đơn giản thì thị trường hoặc tài sản nào càng biến động thì càng được coi là rủi ro. Thuật ngữ volatility cần thiết trong mọi thị trường giao dịch như forex, chứng khoán, crypto,… Trong số các thị trường giao dịch này thì crypto là thị trường được đánh giá là có biến động lớn nhất với những biến động tăng giảm mạnh, nhanh trong khoảng thời gian ngắn đến rất ngắn.

Volatility là gì trong thị trường giao dịch

Chúng ta có thể chia volatility thành hai loại biến động đó là biến động lịch sử và biến động hàm ý. Trong đó biến động lịch sử đo lường sự thay đổi giá của tài sản trong quá khứ. Việc phân tích volatility nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư, các nhà giao dịch dự đoán biến động của tài sản trong tương lai. Tuy nhiên, biến động lịch sử chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác về hướng đi của giá trong tương lai. Ngược lại, biến động hàm ý (Implied Volatility) là một thông số hướng đến những biến động giá có thể diễn ra trong tương lai.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Volatility

Biến động trong các thị trường xuất hiện do nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau. Một số yếu tố quan trọng thường được đề cập đến đó là:

  • Cung cầu trong thị trường: Dù là cổ phiếu, tiền điện tử, các cặp tiền forex hay một loại tài sản nào được giao dịch trên thị trường đều chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu. Nếu xét đơn giản thì khi số lượng nhà đầu tư mua vào (Cầu) lớn hơn số lượng nhà đầu tư bán ra (Cung) thì giá tài sản sẽ có xu hướng tăng lên cao hơn và ngược lại.
  • Kinh tế vĩ mô và các chính sách của Chính phủ: Thị trường giao dịch hoạt động dưới sự kiểm soát của các Cơ quan và theo quy định của Chính phủ mỗi quốc gia. Sự biến động của nền kinh tế cùng những chính sách điều tiết nền kinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng đầu tư của nhà giao dịch cũng như giá của các tài sản trong thị trường.
  • Truyền thông và tâm lý các nhà giao dịch: Bạn sẽ khó có thể phủ nhận được sức mạnh của truyền thống có sức ảnh hưởng lớn như thế nào đến thị trường giao dịch. Và chính truyền thông cũng tác động không nhỏ đến tâm lý chung của nhà đầu tư trên thị trường. Khi một bộ phận nhà đầu tư có chung tâm lý sẽ khiến giá tài sản biến động lớn.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Volatility

Đọc hiểu chỉ báo Volatility

Hiểu cơ bản thì có lẽ bạn cũng đã nắm được volatility là gì, tuy nhiên có thể bạn chưa biết làm thế nào để đo lường được độ biến động trong thị trường.

Độ biến động thường được tính theo công thức: vol = σ√T

Trong đó:

  • vol là viết tắt của volatility
  • σ là ký hiệu độ lệch chuẩn của lợi nhuận
  • T là số khoảng thời gian

Bởi biến động cho biết những thay đổi giá trong một khoảng thời gian nên công thức của nó chính là lấy độ lệch chuẩn nhân với căn bậc 2 của khoảng thời gian đo lường. Độ lệch chuẩn được tính bằng căn bậc hai của phương sai. Phương sai sẽ tính bằng bình phương độ lệch giữa giá trị giá tài sản với mức giá trung bình trong khoảng thời gian chia cho số giá trị dữ liệu giá.

Cách tính độ biến động

Nếu bạn đang cảm thấy công thức phía trên quá phức tạp thì đừng quá lo lắng bởi  hiện nay các nền tảng giao dịch, nền tảng biểu đồ trực tuyến cũng đã cung cấp các chỉ báo để đo lường độ biến động trong thị trường. Phổ biến nhất trong số đó là chỉ số biến động VIX. Nó được tạo ra sàn giao dịch quyền chọn Chicago Board Options. Nó đo lường đánh giá biến động hàm ý thị trường Chứng khoán Mỹ trong 30 ngày. Chỉ số VIX trên 30 cho thấy biến động trên thị trường đang gia tăng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số chỉ báo như chỉ báo Bollinger Bands, chỉ báo ATR, …

Chiến lược giao dịch thị trường biến động Volatility

Dù thị trường bạn đang giao dịch là gì thì nó đều có biến động, không lớn thì cũng là những biến động nhỏ. Ngay cả khi bạn cảm thấy thị trường “tĩnh lặng" thì thực tế nó vẫn đang có những biến động rất nhỏ. Và khi thị trường có những biến động lớn, mạnh mẽ thì giải pháp của bạn không phải chỉ là bán tháo thật nhanh tài sản của mình. Bạn cần lên kế hoạch đầu tư, giao dịch theo hướng nhìn dài hạn hơn, và mọi biến động trên thị trường đều có thể trở thành cơ hội giao dịch khác.

Chiến lược giao dịch khi thị trường ở giai đoạn Volatility

Đồng thời, bạn cũng cần xác định rõ ràng về mức độ chịu đựng rủi ro của tài khoản giao dịch của bạn. Chỉ khi hiểu rõ về mức độ chấp nhận rủi ro bạn mới có thể xây dựng những chiến lược quản lý danh mục đầu tư khi thị trường có biến động. Trên đây là những thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu volatility là gì, cũng như bạn nên làm gì để đối mặt với những biến động trên thị trường.